Nếu so sánh cơ thể của trẻ với chiếc đồng hồ, thì các chất khoáng giống như những bánh răng nhỏ nhất, bởi lượng khoáng chất trẻ cần hàng ngày rất nhỏ. Tuy vậy chính khoáng chất tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác nhau, giúp hấp thụ các vitamin và tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Có tất cả 25 khoáng chất, nhưng để trẻ phát triển khỏe mạnh chỉ cần 9 chất quan trọng mà chúng tôi sẽ liệt kê sau đây:

 

 Để có hàm răng chắc khỏe, cần có can-xi, phốt-xpho và vitamin D. Nhưng để củng cố và tăng cường tác dụng của ba chất quan trọng này, phải kể đến một nguyên tố nữa, đó là flour. Fluor được tích tụ dần dần trong xương, trong men răng và trong tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể bị thiếu chất fluor, men răng sẽ chỉ được hình thành từ canxi và vì thế răng trở nên yếu và đục màu. Ngoài ra chất fluor còn khử các vi khuẩn gây bệnh sâu răng. Tuy nhiên nếu chất fluor dư thừa cũng không tốt, vì thế các bậc cha mẹ nên nhắc nhở con mình súc miệng thật sạch sau khi đánh răng, bởi trong thuốc đánh răng có nhiều chất fluor. Các loại thực phẩm giàu chất fluor là hải sản, nước uống hàng ngày, trà.

 Có bốn chất cần thiết để trẻ phát triển bình thường về mặt thể chất và trí óc.

Nói khác đi bốn chất này tham gia vào họat động nội tiết. Đó là măng-gan, kẽm, i-ốt và crôm.

1. Măng-gan: măng-gan tạo nên các mô sụn, mô xương và các men. Thiếu măng- gan có thể gây nên nguy cơ chậm phát triển ở trẻ, vì thế nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ các thực phẩm có chứa khoáng chất này như chuối, các loại rau xanh.

2. Kẽm: Tham gia vào quá trình trao đổi đạm và giúp cơ thể hồi phục nhanh những khi bị thương tích. Kẽm có chứa nhiều trong thịt bê, thịt gà thường và gà tây, đây là các loại thực phẩm giàu đạm, vì thế kẽm cũng được hấp thụ dễ dàng và đầy đủ. Ngoài ra kẽm còn có trong sữa, ngô.

3. Iốt: khoáng chất này điều tiết quá trình trao đổi chất và hệ thống thần kinh cơ. Thực phẩm giàu iốt nhất là các loại hải sản.

4. Crôm: nhiệm vụ chính của crôm là điều tiết hoạt động của hệ thần kinh. Nếu trẻ hay cáu kỉnh, ngủ ít, hay quấy đêm, có thể nguyên nhân là do thiếu crôm. Đôi khi tình trạng thiếu crôm lại gây nên hậu quả ngược lại- trẻ mệt mỏi, uể oải. Để bổ sung lượng crôm cho cơ thể, hãy cho trẻ ăn táo , ớt ngọt.

 

Phòng bệnh thiếu máu

Nếu bạn thấy má con mình nhợt nhạt, móng tay móng chân giòn và dễ gẫy, bé không nhanh nhẹn hoạt bát, có thể đó là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Sắt: Đây là chất chủ yếu tạo thành hồng cầu trong máu. Sắt còn có một nhiệm vụ khác không kém quan trọng là vận chuyển ô xy tới các tế bào. Trong các loại thịt đều có chứa chất sắt, trong rau quả cũng có, tuy nhiên sắt được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn cả từ thịt.

Cô-ban. Có thể gọi cô-ban là trợ lý của sắt bởi cô-ban tăng cường tác dụng của chất sắt trong cơ thể. Ngoài ra côban còn tham gia vào quá trình phân giải đạm thành a-mô-ni a-xit và giúp tạo nên B12 là vitamin rất quý đối với cơ thể. Các thức ăn có chứa cô-ban là trứng, gan, sữa và khoai tây.

Đồng: Khoáng chất này tham gia vào việc tạo nên các sắc tố da và các tiểu hồng cầu. Ngoài ra đồng còn có tác dụng chống độc tố, bảo vệ các tế bào tránh tác hại của các chất phóng xạ. Đồng có chứa nhiều trong các loại đậu, đỗ và rau.

Xe-le-ni-um: đây là khóang chất có những tác dụng đặc biệt: xe-le-ni-um củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp vận chuyển ô-xy tới cơ tim, hỗ trợ hoạt động của gan và tuyến tụy. Xe-le-ni-um còn có vai trò quan trọng đối với hệ thống thần kinh. Cho trẻ ăn cháo đều đặn là bạn cung cấp đủ lượng xe-le-ni-um cho cơ thể của trẻ đấy.