Việc mẹ vắt sữa bằng tay để con ti bình và bố có thể giúp cho bé bú sẽ giúp tình cảm cha con thêm gắn bó. Những thông tin dưới đây mang đến một cái nhìn tổng quan về phương pháp vắt sữa mẹ bằng tay cũng như những lưu ý khi vắt sữa cho con mà mẹ cần biết.

Khi nào mẹ phải tự vắt sữa?

Nhiều bà mẹ phải tự vắt sữa ra để nuôi con. Đó là khi trẻ bị ốm, trẻ sinh non đang cần chăm sóc đặc biệt nên i mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên hoặc mẹ quá bận bịu với công việc nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác.

Có trường hợp mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa…

Nên vắt bằng máy hay bằng tay?

Mẹ có thể tự vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy hút sữa với các chức năng, kích cỡ và kiểu dáng khác nhau thích hợp với ngực của nhiều phụ nữ.

Trước khi sử dụng máy hút sữa mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm cũng như tình trạng của mẹ. Khi sử dụng, cần đảm bảo bình chứa và máy hút luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng trước khi sử dụng.

Đối với nhiều mẹ thì việc vắt sữa bằng tay dễ dàng và thoải mái và tiết kiệm hơn việc dùng máy hút, nhất là vào những ngày đầu tiên khi sinh em bé. Tuy nhiên, việc vắt sữa bằng tay tốn nhiều sức lực và không phải mẹ nào cũng làm được đều đặn. Việc sử dụng cách nào là tùy thuộc vào thói quen và tình trạng của mẹ.

Các bước vắt sữa bằng tay:

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Ly hoặc bình có miệng rộng, rửa bằng xà phòng và nước.

– Rót nước sôi vào ly/ bình và để trong vài phút. Nước đang sôi sẽ tiêu diệt gần hết các mầm bệnh.

– Khi đã sẵn sàng vắt sữa ra thì đỗ nước trong bình đi.

2. Các bước tiến hành vắt sữa mẹ

• Mẹ rửa sạch tay

• Mẹ ngồi hoặc đứng một cách thoải mái, giữ bình đựng gần vú.

• Mẹ đặt ngón cái lên phía trên vú, núm vú và quầng vú, ngón trỏ ở phía dưới vú, quầng vú, đối diện với ngón cái, rồi đỡ vú bằng các ngón tay khác.

• Ngón cái và ngón trỏ ấn một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống sữa.

• Ấn vào vú ở phía sau núm vú và quầng vú giữa ngón cái và ngón trỏ. Mẹ cần phải ấn vào các xoang tiết sữa ở dưới quầng vú, chúng giống như những cái kén hoặc hạt đậu phộng.

Ấn vào rồi bỏ ra, động tác này không gây đau, nếu cảm thấy đau là làm sai kỹ thuật. Lúc đầu sữa có thể chưa xuống nhưng sau khi ấn vài lần, sữa đã bắt đầu xuống và chảy ra. Sữa có thể chảy thành dòng nếu có sự giải phóng oxytocin.

• Cũng cùng một cách như thế, Ấn vào quầng vú ở vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa ở tất cả các phần của vú đã được vắt ra hết.

Các mẹ có thể tự vắt sữa

• Các mẹ  cần tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay theo da. Sự chuyển động của các ngón tay phải giống như một vòng cuốn.

• Tránh ép vào chính các núm vú. Việc ấn hoặc kéo núm vú không làm sữa mẹ chảy ra. Nó giống như khi đứa trẻ chỉ ngậm núm vú.

• Mỗi bên vú vắt tối thiểu 3 – 5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang vú bên kia và sau đó vắt lại ở cả hai bên. Bạn có thể vắt một tay cho mỗi vú và đổi tay khi mỏi.

• Thời gian vắt sữa một cách đầy đủ mất khoảng 20 – 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu chỉ sản xuất được ít sữa, điều quan trọng là không được vắt với thời gian ngắn hơn..

3. Nên vắt sữa thường xuyên

• Để tạo ra sự tiết sữa nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc bị bệnh: mẹ nên vắt sữa trong ngày đầu tiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh nếu có thể được.

Đầu tiên bạn chỉ vắt vài giọt sữa non cũng như việc việc đứa trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu. Mẹ cũng nên vắt sữa càng nhiều càng tốt và thường xuyên như khi cho trẻ bú mẹ, cụ thể nên vắt sữa tối thiểu 3h/lần, kể cả ban đêm.

• Duy trì sự tạo sữa nếu như lượng sữa có thể giảm đi sau vài tuần : vắt sữa liên tục trong vài ngày (cứ 30phút – 1h/ lần và ít nhất 3h/lần vào ban đêm.

• Dự trữ sữa cho trẻ khi mẹ phải đi làm: buổi sáng trước khi mẹ đi làm, mẹ nên vắt sữa càng nhiều càng tốt. Kể cả khi ở nơi làm việc mẹ cũng phải vắt sữa để duy trì sự tạo sữa.

• Làm giảm các triệu chứng: cương tức vú, rỉ sữa tại nơi làm việc.

• Giữ cho da đầu vú luôn bình thường. Vắt một giọt sữa nhỏ ra để xoa vuốt đầu vú sau khi tắm.

Chú ý:

Trường hợp bị đau là do ngay từ thao tác đầu tiên đã quá mạnh tay hoặc đặt phễu không ngay quầng vú.

Mẹ vắt một bên xong khoảng 5-6 sáu phút sau, chuyển sang vắt bên kia. Đối với vắt tay thì dùng ngón trỏ và ngón cái đặt ngay quầng vú và ấn nhẹ nhàng. Nên dùng tay bên này vắt cho vú bên kia sẽ thuận hơn.

Xem thêm:

Theo vuoncuabe