Hiểu tính cách trẻ

Thứ tự sinh tạo ra cho trẻ những đặc điểm chung, thường được liên kết và đi kèm với nhau. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng thứ tự sinh không đồng nghĩa với bất cứ một đặc điểm nào, hay tạo nên bất kỳ sức mạnh diệu kỳ nào. Và hãy nhớ rằng chẳng có thứ tự sinh nào hoàn toàn có ưu điểm hay nhược điểm hơn thứ tự khác (theo như Jane Griffith, “mỗi vị trí đều có cả ưu điểm và nhược điểm.”). Thứ tự sinh cung cấp sợi dây liên quan đến thế giới, cho biết chúng ta được sinh ra trong một vị trí có đặc điểm riêng. Đây đơn giản là một phương thức để bước vào thế giới của một đứa trẻ, cung cấp thêm những hướng dẫn để chọn lựa ra điều gì có thể phát triển hành vi của trẻ và đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho cuộc đời.

Hiểu về thứ tự sinh của trẻ có thể cung cấp thêm cho bạn những lời khuyên về những trải nghiệm mà bé cần có để phát triển tốt hơn, hay những trải nghiệm không hữu ích nhiều, hoặc có thể gây cản trở.

Trẻ sinh đầu tiên

Trẻ sinh ra đầu tiên phải gánh vác trách nhiệm của người tiên phong. Quan điểm của trẻ trong thế giới được tóm tắt trong khẩu hiệu, “Tôi là đầu tiên!” với tất cả những lợi ích và gánh nặng mà trẻ sẽ đều tham gia.

Trẻ sinh đầu tiên được coi như một người khám phá, vì trẻ đóng một vai trò thay đổi: làm thay đổi một cặp vợ chồng, những người anh chị em của bố mẹ như các bác, các chú, các cô, các dì, và dĩ nhiên là cả ông bà nữa. Được sinh ra trong một thế giới chỉ có người lớn, đứa trẻ đầu tiên có thể sẽ học ngôn ngữ từ rất sớm, thường sớm phát âm được rõ ràng (mà không cần ai xung quanh ngắt lời hay phiên dịch giúp). Trẻ được sinh đầu tiên cũng có được nhiều đặc quyền khác – những người lớn cũng sẽ đặt nhiều hi vọng vào chúng.

Trẻ được sinh ra đầu tiên cũng sẽ có những điều đầu tiên được làm trong gia đình: từ tiệc tổ chức sinh nhật đầu tiên đến cái răng bị gãy đầu tiên, cơn sốt đầu tiên của trẻ vào nửa đêm, và tiếng khóc thét lên đầu tiên, hay là người đầu tiên được giáo dục, người đầu tiên được học bơi, người đầu tiên mang về nhà một giải thưởng. Tất cả những việc này làm cho trẻ thấy rằng bản thân mình phải có trách nhiệm. Điều này cũng dễ dẫn tới những trẻ sinh ra đầu tiên trở thành người cầu toàn, thường gắng sức tìm tòi để làm những điều “hoàn toàn đúng”. Một vài trẻ tìm thấy thành công – những điều tuyệt vời, và trở thành những nguời có thành tích nổi bật; trong khi đó có những trẻ khác cảm thấy phải chịu quá nhiều sức ép để sống theo những kỳ vọng của người lớn, những điều mà trẻ nên từ bỏ hoặc thoát ra khỏi, nếu như chúng không thể trở thành tốt nhất.

Trẻ duy nhất

Nếu như không còn thêm đứa trẻ nào xuất hiện trong gia đình thì đứa trẻ đầu tiên là đứa trẻ duy nhất và sẽ không gặp phải nhiều khó khăn. Chúng lớn lên trong môi trường trung tâm của người lớn, trẻ được dạy dỗ để phát triển hết khả năng của mình. Câu khẩu hiệu “Tôi, chính tôi và tôi” sẽ luôn luôn ở trong đầu khi trẻ thực hiện cuộc hành trình của mình, một cuộc trải nghiệm vui vẻ và chỉ có riêng mình. Trẻ duy nhất sẽ nhận được toàn bộ tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ mà không cần phải chia sẻ cho bất kỳ ai. Mặt khác, không có ai chia sẻ sẽ cảm thấy rất cô đơn – một cảm giác chung đối với đặc điểm riêng của trẻ duy nhất. Trẻ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn so với những trẻ khác về “thời gian cô đơn” của mình, và thường dễ đồng cảm với người lớn hơn là với bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ sinh thứ 2

Đứa trẻ thứ hai được sinh ra rất muốn cùng hoà chung sự tiến bộ với người anh (người chị) – người đã đi trước, lớn hơn, có nhiều kỹ năng hơn, và có lợi thế phát triển hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một trong những giai đoạn mà trẻ thích nhất sẽ tương tự như câu khẩu hiệu của trẻ: “Tôi cũng vậy”.

Vị trí sinh của trẻ sinh thứ 2 có thể là tạm thời (trẻ có thể trở thành trẻ ở giữa) hay là kéo dài suốt cuộc đời (trẻ có thể là bé nhất), hoặc là nếu có một vài trẻ sinh ra sau nữa, thì vị trí sinh thứ 2 của trẻ có thể là mãi mãi. Vì là đứa trẻ sinh thứ 2, “Tôi là ai” thường là quá trình của loại trừ – trẻ lựa chọn vai trò và sở thích mà những người khác không có. Nếu như trẻ đầu tiên là ngôi sao thể thao, thì trẻ thứ 2 có thể cũng có nhiều giải thưởng, nhưng sẽ trong một lĩnh vực khác – như là âm nhạc, khiêu vũ, cưỡi ngựa….Trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường có cùng những trải nghiệm giống nhau, thường cảm thấy bị lu mờ bởi những anh chị trên mình. Thống kê cho thấy rằng trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường được chụp ít ảnh nhất so với các anh chị em trong gia đình.

Trẻ ở giữa

Nếu trẻ sinh thứ 2 bị đẩy thành vị trí sinh ở giữa bởi một thành viên mới đến, thì trẻ có thể thay đổi khẩu hiệu của mình thành, “Còn tôi thì sao”. Vị trí ở giữa có thể là một điểm không thoải mái, với những áp lực từ vị trí trên và vị trí dưới.

Trẻ ở giữa không có những đặc quyền của trẻ đầu tiên và cũng mất đi lợi ích của một em bé (trẻ ở giữa từng có thời gian được hưởng hạnh phúc đó). Với áp lực từ người anh/chị có nhiều khả năng vượt trội hơn phía trên và một đứa em dễ thương, có nhiều đòi hỏi hơn phía dưới, thì đôi khi trẻ ở giữa cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, không được quan tâm, hay không có được những gì giá trị. Bởi vì thỉnh thoảng trẻ cảm thấy mất đi những động lực trong gia đình, và trẻ thường tìm kiếm những người bạn hay người anh chị em để ủng hộ hay động viên, lợi ích của điều đó là trẻ có thể phát triển được những khả năng xã hội vượi trội. Trẻ ở giữa cũng có những triển vọng của riêng chúng về việc học hành để noi theo những người anh chị của mình, và một tinh thần thoải mái, cởi mở để có thể nhìn vào cả 2 mặt của một vấn đề.

Em bé út

Khi thành viên cuối cùng của gia đình xuất hiện, xung quanh toàn là những người anh chị, những thành viên có tài năng hơn, trẻ có thể đơn giản chỉ thầm lặng và sống theo khẩu hiệu “Hãy chăm sóc tôi”. Trẻ có thể sẽ sớm nhận thấy rằng mọi quy luật sẽ được nới lỏng ra đối với trẻ. Cha mẹ đều biết rằng trẻ là em bé cuối cùng và hơi khó chỉ bảo. Trẻ có thể là một người con hài hước và nổi bật với những kỹ năng xã hội tuyệt vời. Trẻ biết làm thế nào để hoà hợp trong một nhóm – bởi vì trẻ đã và đang làm điều đó trong suốt cuộc đời. Khi trẻ còn là một em bé, trẻ sẽ hầu như không bị đặt kỳ vọng. Đừng có hiểu nhầm khi cho rằng một trải nghiệm về thế giới như vậy sẽ dẫn đến thái độ, “Hãy chăm sóc tôi” như là một nhược điểm nghiêm trọng. Một người dễ thương, đáng yêu và hấp dẫn (tất cả đều rất đáng yêu) có thể sẽ học được cách áp dụng những điều đáng yêu này để làm cho người khác nghe theo ý của mình, đó chính là sự khéo léo. Khi em bé khóc, tất cả mọi người thường cùng chạy đến – đây không phải luôn là điều hay cho cả người chạy đến lẫn em bé.

Dù vậy, thỉnh thoảng trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi vì là người bé nhất và lựa chọn để từ bỏ vai trò em bé. Những trẻ như vậy sẽ trở lên quyết đoán để tìm ra con đường tới đích nhanh nhất, vượt trội hơn so với những người anh chị em của mình, khi dương cao khẩu hiệu “Để cho tôi đi nào”. Trẻ sẽ trở thành người đạt được thành công lớn trong gia đình.