Hãy nhớ rằng, việc đọc sách là rất quan trọng, nếu con bạn tự nguyện đọc thì đó là điều tốt. Còn nếu trẻ không có ý định đó, hãy giảng giải để bé hiểu, đọc sách vô cùng thú vị và mang lại nhiều lợi ích.
– Gợi ý con chịu khó đọc nhiều sách, báo, tạp chí vì, đầu tiên, nó sẽ giúp con bạn phát triển kỹ năng đọc tốt hơn.
– Hướng bé đọc sách thật tập trung với một niềm say mê, đọc ít nhưng đọc chú tâm hơn sẽ có hiệu quả hơn là đọc nhiều với tinh thần miễn cưỡng.
– Cố gắng giảng giải cho con về những cuốn sách có ý khám phá một điều gì đó của cuộc sống. Khi hướng con đọc cuốn sách nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về cuốn sách đó để có thể hiểu và hỏi thêm trẻ những câu hỏi có ích, giúp chúng tư duy và suy nghĩ sau mỗi lần đọc.
Bạn nên thường xuyên hỏi con những câu hỏi gần gũi như: Con nghĩ gì về vấn đề đó nhỉ? Quyển sách ấy mang lại điều gì cho con nào? Trước đây con đã từng đọc cuốn sách này lần nào chưa? Phần nào trong cuốn sách làm con cảm thấy thú vị nhất?…
– Lưu ý những vấn đề hấp dẫn trong cuốn sách, cùng con bàn luận về vấn đề được đặt ra, đâu là vấn đề mấu chốt, đâu là điều cần học và đâu là điều nên tránh…
– Nếu con bạn thật sự cảm thấy khó chịu với những gì chúng đang phải đối mặt trong cuốn sách đó, bạn cần giải thích để giúp con bạn tiếp cận dễ hơn.
– Khi đọc một quyển sách, hãy gợi ý cho trẻ tìm hiểu về tác giả cuốn sách đó, lịch sử ra đời của nó như thế nào…
– Đừng bắt con phải đọc quá nhanh hoặc đúng giờ giấc một cuốn sách nào và phải xong trong bao lâu. Hãy để trẻ đọc từ từ, và bạn chỉ nên gợi ý về những điều được viết trong cuốn sách đó.
– Nếu có một cuốn sách hay, bạn hãy gợi ý cho con đọc lại thêm một vài lần để hiểu sâu sắc hơn.
– Không nên bó buộc con phải đọc một loại sách nào duy nhất, có thể đọc tổng hợp sách, báo, tạp chí, truyện tranh, tiểu thuyết, truyện ngắn …
– Nên hướng cho con đọc sách theo lứa tuổi.