Tại sao trẻ lại cắn khi đang bú

Khi bú, lưỡi của trẻ thường để trên hàm dưới tiện cho việc hút sữa nhưng có trường hợp cắn nhẹ vào bầu vú là hiện tượng bình thường theo thói quen và khi đã no trẻ thường nghỉ và đùa giỡn với núm vú. Để khắc phục, khi trẻ đã no nên ngừng không cho trẻ bú nữa và quyết tâm nói không với trẻ để dừng lại, nếu không lần sau trẻ sẽ còn đùa dai và khi có răng sẽ gây đau đớn thực sự cho mẹ.

Khi nào thì nên vắt sữa đi?

Những ngày đầu, sức bú của bé còn kém hoặc người mẹ quá nhiều sữa thì sau mỗi lần bú mẹ nên vắt hết sữa thừa ra. Lợi thế của việc vắt sữa sớm ngay từ lần đầu sau khi sinh có tác dụng làm cho việc sản xuất sữa tốt và để người mẹ không cảm thấy đau đầu vú. Sữa vắt ra tùy thuộc vào chất lượng có thể cất bảo quản trong tủ lạnh để dùng, nhất là khi người mẹ phải đi làm vắng nhà.

Có nên cho bé ăn thêm sữa công thức?

Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ được xem là giải pháp tối ưu nhất, tuy nhiên cũng có thể cho trẻ bú thêm sữa công thức, điều này không làm cho trẻ quên bú mẹ. Tuy nhiên việc bú bình phải tính đến độ tuổi của trẻ. Tốt nhất là sau khi trẻ được 1 tháng tuổi hãy cho bú bổ sung vì ở lứa tuổi này trẻ dễ chấp nhận và khó phân biệt đâu là bú mẹ và bú bình, nhưng trước khi cho trẻ bú bình phải có một thời gian cho trẻ ngậm vú giả cho quen, chuyên môn gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp. Và tốt hơn cả là vắt sữa mẹ vào bình để cho trẻ bú, việc làm này tốt cho cả mẹ lẫn con nhất là những phụ nữ vừa nuôi con vừa phải đi làm. Trong trường hợp trẻ ưa bú bình hơn là bú mẹ thì nên ngừng ngay bú bình lại và chỉ cho trẻ bú mẹ nhất là khi trẻ đói.

Tại sao trẻ lại chỉ thích bú một bên?

Hiện tượng trẻ chỉ thích bú một bên có nhiều lý do, có thể bên đó có nhiều sữa, dễ bú hoặc cũng có thể do thói quen của người mẹ, nhất là những người thuận tay phải thì thích cho trẻ bú bên trái hoặc cũng do việc tiết sữa của hai bầu vú này không cân bằng. Trường hợp trẻ chỉ thích bú một bên, sữa ra không cân bằng thì nên vắt sữa bên bú ít để sữa ra nhiều và nên chuyển sang cho trẻ bú bên vú mới với thời gian lâu hơn. Một khi việc sản xuất sữa đều và trẻ lớn nhanh thì lúc đó trẻ sẽ bú đều cả hai bên.

Vì sao có những đứa trẻ phàm ăn, bú mạnh?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hoá nên trẻ nhanh đói. Trẻ sơ sinh phải bú ít nhất 8 lần trong vòng 14 tiếng mỗi ngày. Hiện tượng đói, phàm ăn ở trẻ sơ sinh là bình thường, nhất là giai đoạn trẻ được 3-6 ngày cho tới khi 3 tháng tuổi. Ngoài nhu cầu cao về dưỡng chất mà trẻ cần còn có lý do khác nữa là sữa mẹ đôi khi tiết chậm do mệt mỏi, do ăn uống thiếu chất. Trong  trường hợp này nên cho trẻ dùng thêm sữa ngoài để thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ và giúp cho cơ thể hồi phục nhanh. Ngoài ra, để thỏa mãn nhu cầu trẻ, cứ 2 giờ cho trẻ bú với thời gian là 20 phút hoặc có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp để cơ thể có đủ thời gian tiết sữa. Trong thời gian này người mẹ nên tăng cường ăn uống, cung cấp đủ chất, bổ sung thêm đồ uống và nghỉ ngơi thích hợp, nhất là tăng cường giấc ngủ và nhờ những người xung quanh giúp đỡ để có thời gian nghỉ ngơi.

Việc dùng thuốc chữa bệnh có ảnh hưởng đến sữa cho con bú?

Nhiều người thường được tư vấn sai không nên cho con bú khi đang dùng thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc kháng sinh. Sự thật vấn đề này không phải vậy bởi lẽ chỉ có một lượng thuốc rất nhỏ đi qua nguồn sữa mẹ. Nói như vậy không có nghĩa là vô hại hoàn toàn mà trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cần phải tư vấn kỹ bác sĩ, nhất là phải hỏi kỹ về phản ứng phụ của từng loại thuốc, kể cả thuốc không cần kê đơn. Cách dùng thuốc tốt nhất là ngay sau khi cho trẻ bú xong để giảm nồng độ thuốc có trong sữa. Một số thuốc có thể gây độc cho nguồn sữa mẹ, ví dụ như các loại thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc dùng cho liệu pháp hoá trị liệu. Trong trường hợp này nên ngừng không cho trẻ bú hoặc vắt hết sữa ra, chỉ nên cho trẻ bú khi sức khỏe đã hồi phục và không dùng thuốc nữa.

Xem thêm các bài viết >>>

Có nên cho bé ăn thêm sữa công thức

Sữa mẹ còn chất không khi bé đã 8 tháng tuổi

sữa icreo số 9