1. Em bé khỏe và đang lớn lên
Thai nhi đạp là dấu hiệu cho thấy bé có sức khỏe tốt, phát triển bình thường và em bé đang rất năng động bên trọng tử cung của bạn.
2. Phản ứng với những thay đổi môi trường
Cú đạp của thai nhi cũng thể hiện phản ứng của bé trước sự thay đổi môi trường bên ngoài đặc biệt là khi trẻ nghe thấy tiếng ồn.
3. Trẻ đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái
Thai nhi sẽ đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái, vì đây là tư thế nằm giúp tăng cường cung cấp máu cho thai nhi.
4. Sau khi mẹ ăn no
Sau khi mẹ ăn no, bé cũng sẽ đạp nhiều hơn. Bà bầu cũng nên lưu ý chế độ ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
5. Sau 9 tuần tuổi
Thông thường, thai nhi thường bắt đầu “máy” lần đầu tiên sau 9 tuần. Mẹ sẽ cảm nhận được cú đạp lần thứ 2 sau 13 tuần mang thai.
6. Dấu hiệu sức khoẻ kém
Bào thai giảm hoạt động có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Thai nhi đạp giảm đi có thể do bé đang bị thiếu oxy.
7. Tần suất đạp tăng lên sau 36 tuần
Ngay sau khi thai nhi đạt mốc 36 tuần, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và bắt đầu đạp nhiều hơn, thường xuyên hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi cảm thấy thai nhi hoạt động giảm.
Theo Emdep