1. Dinh dưỡng trong thời kỳ cho con bú 

Một số bé có thể có phản ứng khi mẹ ăn một số thực phẩm đặc biệt tuy nhiên đó không phải là lý do để tất cả các bà mẹ đều phải ăn kiêng cữ, sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó thì hãy ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có biểu hiện không tốt thì hãy tạm ngừng không ăn loại thức ăn đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn nên chọn các loại thực phẩm tươi sống, không nên chọn thực phẩm đã qua chế biến.
Mọi người thường cho rằng mẹ cần phải uống nhiều nước khi cho con bú. Tuy nhên đó là nhận định sai!
Bạn chỉ cần uống khi cảm thấy khát. Bạn hãy theo dõi mầu của nước tiểu: màu sáng đến hơi vàng là bạn đã uống đủ nước.
Mẹ cần ăn uống đủ chất để con yêu có đủ sữa
2. Nhịp bú của trẻ

Tốt nhất là cho bé bú theo nhu cầu. Bạn không cần cho bé bú theo thời gian biểu định sẵn. Trẻ khỏe mạnh sẽ biết khi nào đói, và cần phải ăn bao nhiêu và bao lâu. Thường thì bé ăn khoảng 6 – 8 bữa trong vòng 24h. Bạn hãy cho bé bú thường xuyên ngay khi bé có nhu cầu, kể cả vào buổi tối. Khi bé lớn dần và sữa nhiều lên thì bé sẽ bú ít lần hơn.

Đặc biệt trẻ mới sinh thường bú theo kiểu được gọi là clusterfeed. Nghĩa là bé thường bú nhiều vào một thời điểm trong ngày còn các giờ khác thì bé bú ít hơn hẳn. Thường thì bé hay thích bú vào cuối giờ chiều hoặc trước lúc tối. Clusterfeed không phải là biểu hiện của thiếu sữa mà chỉ là một tính cách thường thấy ở trẻ mới sinh.

Bạn cần phân biệt giữa khái niệm clusterfeed với khái niệm growth spurts. Khi bé của bạn bỗng nhiên muốn bú nhiều hơn đó là bé đang lớn và cần 1 lượng sữa nhiều hơn. Bạn có thể dự đoán thời điểm này khi bé được 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng. Bạn nên cho bé bú nhiều lần hơn trong một vài ngày để tạo lại sự cân bằng giữa lượng cung của mẹ và nhu cầu của bé.

3. Cách ngậm núm vú 
Thông thường các mẹ thường sử dụng máy hút sữa để trữ sữa cho bé mỗi khi mẹ không ở nhà, vì thế nhiều mẹ không hề biết được rằng như thế nào là cách ngậm đầu ti đúng khi cho bé bú mẹ. 
Nếu bé của bạn ngậm đầu ti đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.
Bạn hãy kéo bé về phía ngực mình, và kích thích bé bằng cách dùng đầu ti cù vào môi dưới của bé. Bé sẽ há mồm như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé vào ngực mình, quan trọng là kéo bé về phía bầu vú chứ không phải là đưa bầu vú vào miệng của bé. Đỉnh đầu ti của bạn phải hướng lên vòm trên của miệng bé. Bạn hãy kiểm tra các điểm sau để đảm bảo bé ngậm vú đúng cách:
■ Mũi và cằm của bé chạm vào vú của bạn
■ Tai, vai và hông của bé tạo thành một đường thẳng
■ Miệng của bé mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu ti
■ Lưỡi của bé đè lên hàm dưới và hướng ra ngoài
■ Đỉnh mũi của bé phải cao ngang bằng đầu núm vú
■ Bạn có thể thấy phần quầng vú ở trên nhiều hơn là phần quầng vú ở dưới
■ Bạn không bị đau
Ngậm đầu ti đúng cách Ngậm vú không hết

Bé bú khéo sẽ bắt đầu bằng các nhịp bú ngắn sau đó chuyển sang nhịp bú dài và sâu hơn. Bạn có thể nhìn và nghe thấy bé đang nuốt như thế nào.

Cho con bú không gây đau đớn. Mẹ có thể có cảm giác lạ lẫm trong những ngày đầu. Tuy nhiên, đau núm vú, tụ máu, hoặc nứt núm vú sẽ rất nguy hiểm. Bạn nên đến tư vấn các chuyên gia dinh dưỡng ngay nếu mắc phải các trường hợp trên.