Luôn luôn giữ lời hứa với trẻ

Trẻ thường có trí nhớ đặc biệt đối với những điều đã nói với bố mẹ nhưng thường bố mẹ hay quên những chi tiết vụn vặt như vậy, hoặc là khi trẻ nói thì không chú ý, hoặc là cả cười bỏ qua. Bố mẹ nên nhớ những gì đã hứa với trẻ. Ví dụ như: Hứa cuối tuần đi chơi Vincom, đi tô tượng… là phải thực hiện, nếu chưa bố trí kịp lịch thì phải “thông báo” một cách khéo léo với trẻ. Và ta cũng cần luôn luôn chú ý tới những điều trẻ nói như phân tích dưới đây.

day-con-tu-thua-con-tho

Luôn lắng nghe, trả lời trẻ dù những chuyện nhỏ nhắt nhất

Ví dụ như: hôm nay bố có quà gì cho con không? Một là, ta phải đáp lại lời trẻ ngay, “phân tích” là ngày 01/06 – ngày Tết Thiếu nhi ta đã tặng quà ra sao, cho bé đi chơi như thế nào, và như vậy trẻ nên biết giúp đỡ bố mẹ bằng cách trông em, nghe lời bố mẹ thay vì đòi hỏi quá, một thói quen mà bạn nghĩ rằng không tốt với trẻ. Tuyệt đối không được bỏ qua những điều trẻ nói, dù nhỏ nhặt nhất, dù bạn đang bận tới cỡ nào, điều đó cho thấy ta lắng nghe trẻ, và vào một thời điểm thích hợp phía tương lai, trẻ cũng sẽ lắng nghe lại ta, dù điều đó có thể là khó nghe đối với trẻ.

Cố gắng hạ thấp giọng khi giận

Khi chơi với trẻ, không tránh khỏi có lúc giận dữ bừng bừng vì những điều đòi hỏi vô lý của trẻ, nhưng những lúc ấy cần hết sức kiềm chế. Vì khi giận giữ sẽ không biết ta nói và làm những gì, thường là sai trái. Điều này sẽ tránh cho chính ta và trẻ thói quen xấu: GIẬN DỮ. Có thể có một câu thần chú nho nhỏ: Hàn Sĩ Huy ơi, cố lên! Hàn Sĩ Huy ơi hãy vượt qua! Hàn Sĩ Huy ơi, phải chăng trước mắt là ta khi xưa.

day-con-tu-thua-con-tho

Đừng coi con trẻ là trẻ con

Nên con mình là trẻ con khi chơi với trẻ và đừng bao giờ coi con trẻ là trẻ con. Đặt ta vào hoàn cảnh của trẻ, trò chơi của trẻ để dễ đồng cảm với trẻ, chia sẻ với trẻ.

Thời gian của trẻ, thời gian của ta

Đừng phân tách thời gian của ta dành cho trẻ, thời gian đọc sách của ta, thời  gian ta đọc sách cho trẻ… mà nên nghĩ thời gian của ta cũng là thời gian của trẻ và ngược lại, bố mẹ con cái cùng song hành với thời gian, nghĩ được như vậy ta sẽ bớt căng thẳng, bớt stress vì nghĩ rằng ta phải chơi với trẻ. Mà thực ra ta đang thưởng thức cuộc sống của ta cùng trẻ. Có lẽ đây là điều tôi hơi hơi ngộ ra khi đọc cuốn “Phép lạ của sự tỉnh thức” của thầy Thích Nhất Hạnh.

Những mong giúp ích được đôi điều cho bạn cho tôi, cho cuộc sống tươi đẹp này của chúng ta!

Hàn Sĩ Huy