Dấu hiệu mang thai chị em phụ nữ thường gặp như nôn ói, trễ kinh, ngực căng tức, xuất hiện máu báo thai,… Khi xuất hiện cảm giác chướng bụng, đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

Sau khi hợp tử đã bắt đầu bám chắc vào phần thành tử cung, các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng nhanh chóng khiến cho các cơn co thắt giữa thực quản và dạ dày giảm dần dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng vô cùng khó chịu.

Biểu hiện chung của hiện tượng này tương đối giống với các dấu hiệu mang thai sớm: buồn nôn, chóng mặt và nhạy cảm với mùi.

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai

Tuy vậy, nếu chỉ dựa trên tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó có thể kết luận là người phụ nữ đã có thai hay chưa. Trong khoa hoc, đây là những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nên rất có thể các chị em đã vô tình mắc các bệnh về thực quản hoặc dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, viêm túi mật… dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Trong trường hợp này, lời khuyên hợp lý nhất là nên đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác hơn.

Một số biểu hiện mang thai sớm

Nếu quan sát cơ thể có một số dấu hiệu sau, mẹ nên chuẩn bị tâm lý để kiểm tra bằng que thử thai hoặc đi xét nghiệm máu tại các bệnh viện uy tín.

Trễ kinh: Trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất chứng tỏ người mẹ đã bước vào những tuần đầu tiên của thai kì. Nếu bạn đã mang thai, cơ thể sẽ tự động dừng việc rụng trứng dẫn đến sự chấm dứt các kì kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, để chắc chắn về kết quả, các chị em vẫn nên sử dụng que thử thai.

Căng tức ngực: Khi có thai, phần ngực sẽ bắt đầu chuyển đổi chức năng với sự xuất hiện của các tuyến dẫn sữa khiến bầu ngực to hơn, nặng nề và dễ căng tức gây đau đớn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự gia tăng hàm lượng hormone ostrogen ở cơ thể phụ nữ. Cảm giác này khá giống với các cơn cương tức ngực trước kì kinh nguyệt. Đối với mẹ bầu, cảm giác căng tức ngực sẽ giảm dần kể từ tháng thứ 3 của thai kì.

Mệt mỏi: Sự thay đổi chức năng cơ thể khiến mẹ bầu luôn trong cảm giác căng thẳng thần kinh và mệt mỏi về mặt thể chất. Khi em bé mới thành hình, cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất béo chuyển hóa cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Sự xuất hiện của hormone progesterone khiến tim hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó gia tăng nhiệt độ cơ thể lên khoảng 0.5 đến 1 độ C. Do đó, mẹ bầu nên chú trọng nghỉ ngơi dưỡng sức vào giai đoạn này.

Tìm hiểu đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không

Buồn nôn: Buồn nôn vào buổi sáng là dấu hiệu quen thuộc nhất báo hiệu mẹ đã có thai. Các loại hormone thai kì là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhạy cảm với mùi và luôn luôn chán ăn của phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kì hoặc chấm dứt hoàn toàn ở tháng thứ 3, khi thai nhi đã bắt đầu ổn định hơn.

Thường xuyên buồn tiểu: Nếu các chị em phát hiện rằng mình đột nhiên hay đi tiểu nhiều hơn so với thường ngày, hãy nghĩ ngay đến việc có thai. Nguyên nhân của hiện tượng buồn tiểu liên tục là sự xuất hiện của thai nhi bên trong thành tử cung chèn ép lên các bộ phận bài tiết như bàng quang và bọng đái.

Dương tính với thử máu và nước tiểu: Vào khoảng ừ 7 đến 10 ngày sau khi quan hệ, người phụ nữ đã có thể xác định được kết quả mang thai bằng việc sử dụng các loại que thử thai hoặc đi xét nghiệm máu. Dựa vào hàm lượng hormone HCG, nếu que thử hiện hai vạch có nghĩa là bạn đã có tin mừng.

Dương tính với thử máu, nước tiểu: Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.

Một số cách làm giảm tình trạng đầy bụng khi mang thai

Để hạn chế cảm giác khó chịu do tình trạng đầy bụng thai kì gây ra, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, loại trừ chướng khí với thuộc tính ấm như gừng, sả, chanh, quế…

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của cơ thể thai nhi cùng sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kì. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu không biết cách cân bằng thực đơn dinh dưỡng sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng vô cùng khó chịu.

Tìm hiểu đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không

  • Thực hiện giảm lượng tinh bột, tăng hàm lượng chất xơ, đạm động vật cũng như các loại trái cây có chứa đường tự nhiên là cách tốt nhất giúp mẹ bầu vừa nạp đủ năng lượng, lại vừa không bị đầy bụng.
  • Bên cạnh những bữa chính, mẹ bầu cũng nên ăn thêm các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, bơ… Các bữa phụ trong ngày mẹ có thể ăn những loại hạt giàu dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều…

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm một số loại đồ uống có tác dụng chống đầy hơi, chướng bụng cũng là giải pháp tốt mang lại sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu và thai nhi.

  • Nước chanh nóng là loại đồ uống có khả năng giảm nhiệt, hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu cho mẹ bầu. Với hàm lượng vitamin và axit amin cao, uống nước chanh nóng sau bữa ăn cũng là cách thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tối ưu.
  • Pha nước trà gừng hoặc sử dụng nước gừng ngâm với mật ong pha loãng ra để uống nóng cũng là cách tuyệt vời giúp giảm thiểu sự khó chịu của chứng khó tiêu, đầy bụng ở mẹ bầu.

Nhìn chung, nếu kết hợp với các dấu hiệu khác, chướng bụng, đầy bụng hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo tin rằng mẹ đã có thai. Hy vọng với bài viết, các bạn đã biết được đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không.

Tìm kiếm liên quan

đầy bụng có phải dấu hiệu mang thai hay không

day bung co phai dau hieu mang thai