Câu chuyện cho con ngủ chung giường hay ngủ riêng vẫn còn nhiều tranh luận nhưng con chúng mình thì không thể đợi chờ cho cuojc tranh luận ấy kết thúc được, phải không? Cùng xem những lợi ích và hạn chế của mỗi phương pháp để lựa chọn cho phù hợp với gia đình mình nhé.

1. Cho bé ngủ riêng có thực sự tốt?

Với các chuyên gia y tế thì trẻ ngủ riêng có rất nhiều lợi ích như bé được hít thở không khí trong lành hơn, có không gian ngủ thoáng hơn, bé có được giấc ngủ sâu hơn. Các thống kê cũng chỉ ra rằng bé ngủ riêng tránh được nguy cơ bị ngạt hơn so với ngủ chung với người lớn. Điều này có lợi cho sự phát triển của bé, là nhân tố giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ. Ngủ riêng sớm sẽ giúp làm tăng tính tự lập và tự tin cho trẻ. Rất nhiều bố mẹ thành công khi rèn cho con ra ngủ riêng sớm đã chia sẻ khi tách con ra ngủ riêng ban đầu rất khó khăn vì quan niệm á đông còn chưa cởi mở. Nhưng khi rèn còn ngủ riêng thành công thì vừa có lợi cho con mà bố mẹ nhàn hơn rất nhiều trong việc chăm con ngủ và hơn thế nữa là bảo đời sống riêng tư viên mãn và duy trì hạnh phúc vợ chồng. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều thế hệ thì việc cho con ngủ riêng rất khó thành công nếu cha mẹ không bền bỉ và không chịu được áp lực từ những quan niệm á đông ăn sâu vào tiềm thức của người già là trẻ con nên được ngủ cùng bố mẹ.

Dù sao, nếu quyết định cho bé ngủ riêng thì bố mẹ cũng cần đảm bảo cho bé một không gian riêng được trang bị các đồ dùng phù hợp và an toàn với bé. Nếu bé dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể mua giường cũi cho bé hoặc nôi trẻ em nhỏ đặt chung phòng với bố mẹ. Thế là mặc dù ngủ riêng nhưng bé vẫn luôn được an toàn trong tầm kiểm soát của bố mẹ.

Giường cũi Graco giúp mẹ chăm sóc tốt hơn cho bé yêu

Bé trên 2 tuổi bố mẹ có thể mua giường cũi lớn hơn như…và cho bé ở phòng riêng rồi. Các hãng giường cũi đảm bảo sự an toàn, tiện dụng và đa năng như…

Giường cũi trẻ em Goldcat bằng gõ tự nhiên, tháo lắp dễ dàng

2. Còn ngủ chung thì sao?

Quan niệm truyền thống Á Đông ăn sâu trong nhiều thế hệ Việt Nam. Nó có vẻ phù hợp với nhiều gia đình và dễ được sự ủng hộ của xã hội hơn. Ngủ chung giúp mẹ dễ cho bé bú hơn, các thao tác chăm con lúc nhỉ cũng thuận tiện hơn. Với quan niệm trẻ em có một nhu cầu bẩm sinh về sự gần gũi về thể chất cả ngày lẫn đêm nên ngủ chung với trẻ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của đứa bé về sự ấm áp, thoải mái và an toàn. Và thực tế cho thấy nhiều trẻ em ngủ chung với bố mẹ ít bị áp lực về bệnh tự kỷ cũng như kiểm soát được cảm xúc tốt hơn. Ngủ chung với bố mẹ cũng làm gắn kết sợi dây tình cảm giữ cha mẹ và con cái. Bên cạnh những lợi thế thì ngủ chung cũng có những hạn chế chất định như bé có thể nhiễm khuẩn từ người lớn, có thể bị ngạt do hành động vô thức của người lớn khi ngủ, làm bé ngủ không sâu giấc, bé bị phụ thuộc vào bố mẹ, tạo thói quen khó ngủ nếu bố mẹ vắng nhà…

Dù ngủ chung hay ngủ riêng thì đều có những ưu thế và hạn chế nhất định. Nên việc lựa chọn cho bé ngủ chung hay ngủ riêng phụ thuộc vào phương pháp cũng như sự thống nhất trong cách nuôi dạy con. Chỉ cần bố mẹ khéo léo giải quyết những hạn chế của mỗi phương pháp để con được lớn khôn trong môi trường tốt nhất.