Lợi ích của việc cho con bú bằng sữa mẹ đã được nhiều tài liệu khoa học chỉ ra. Tuy nhiên, việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vô hình trung lại đang gây ra những áp lực vô cùng lớn cho các mẹ sau sinh. Nó thậm chí còn tệ hơn cả những lời dè bỉu so với những lời mà các mẹ đang cho con bú sữa công thức phải gánh chịu.
Các mẹ biết đó, không phải mẹ nào cũng may mắn có được nguồn sữa về ngay sau sinh hoặc lượng sữa nhiều, bắn tia rào rào như phun vòi. Có rất nhiều người, trong đó có bản thân em, đang phải đấu tranh rất kinh khủng để có thể sản xuất được đủ sữa để cho con bú. Trước những áp lực do chính bản thân mình tạo ra, áp lực từ những người thân trong gia đình, những người luôn ý thức được sữa mẹ là vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh thì có lẽ chỉ những bà mẹ phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ như em mới hiểu được đây là một cuộc chiến sống còn.
Chính vì vậy, hôm nay, em gõ những dòng này để tha thiết xin các bà các mẹ, làm ơn thôi gây áp lực cho chị em bỉm sữa chúng em có được không?
Thực tế, cho con bú hoàn toàn là điều kiện lý tưởng nhất. Nhưng đối với những mẹ dù làm đủ mọi cách vẫn không đủ sữa thì đó là một là một tảng đá rất lớn đè lên vai. Bởi lẽ một khi không đủ sữa cho con, trẻ sơ sinh có thể bị hạ lượng đường trong máu, vàng da, mất nước, thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức gây tổn thương đến não. Những biến chứng nghiêm trọng này liệu đã một ai từng nghĩ đến chưa?
Đúng rằng cần phải khuyến khích nhiều hơn nữa cho việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng tất cả mọi người lại đang bỏ qua một vấn đề quan trọng nhất chính là làm sao đảm bảo bé bú đủ no và đủ chất nhất.
Cách đây khoảng 1 ngày, em có đọc thấy một trường hợp có thật: mẹ cho con bú bị “chết đói”. Nó thực sự khiến em cảm thấy hoảng loạn vì chính con em cũng đang phải trải qua tình trạng thiếu sữa mẹ nghiêm trọng khi em không có đủ sữa cho con bú. Em xin kể ra đây để mong rằng các mẹ đang cố sống cố chết nuôi con bằng sữa mẹ như bản thân em sẽ tìm thấy cho mình một hướng suy nghĩ khác, bớt bảo thủ.
Một bà mẹ mang thai khỏe mạnh và vượt cạn dễ dàng bởi cuộc sinh thường bằng ngã âm đạo. Sau đó, con của chị được nằm trên ngực mẹ và được chăm sóc chu đáo. Mọi thứ trôi đi đúng như những gì một đứa bé sơ sinh trải qua. Con của chị cũng được cho bú đủ khoảng 20-30 phút cách mỗi 3 giờ như những gì các bác sĩ hướng dẫn cho những bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tất cả đều diễn ra hết sức bình thường.
Sau khi đưa con trai về nhà, cậu bé bắt đầu khó chịu và đòi bú nhiều hơn, đặc biệt là hay khóc quấy và đòi bú. Con trai chị thậm chí lúc nào cũng khóc sau khi chị rút vú ra dù mỗi cữ bú chị đều tăng thêm thời lượng thời gian so với khuyến cáo chung. Để dỗ cho bú nhiều nín khóc, chị phải đưa ti vào trở lại và cho con ngủ. Đến sáng hôm sau thì con chị cũng ngừng khóc và im bặt. Thằng bé cứ luôn ở trong tình trạng như vậy trong suốt 68 tiếng, tức đến cuối ngày thứ 3 kể từ khi ở bệnh viện về. Lúc này, vợ chồng chị phải đưa con nhập viện.
Theo kết quả thấy được trên bàn cân, trọng lượng của thằng bé đã mất đi 15% so với lúc sinh. Lúc đó, các bác sĩ mới phát hiện ra rằng con của chị đã không nhận đủ lượng sữa theo nhu cầu của bé.
Bác sĩ Nhi cho chị biết rằng chị có thể chọn sữa công thức để thay thế hoặc phải đợi 4 đến 5 ngày nữa để sữa về nhiều. Đó là hai lựa chọn mà chị buộc phải chọn lựa lúc này. Sau đó, hai vợ chồng chị đã cố gắng đợi thêm một ngày để sữa về nhưng không được. Hôm sau, họ lại đến một chuyên gia để nhờ giúp đỡ thì người này cho biết một sự thật rất kinh hoàng: cái mà bé bú hoàn toàn không phải là sữa. Nói đúng hơn, người mẹ này không có sữa.
Khi dùng máy hút sữa, chị càng bàng hoàng hơn khi nhận ra sự thật rằng mình không hề có sữa cho con bú như đã nghĩ. Lúc này, chị giật mình hình dung lại 4 ngày vừa qua con chị đã phải chịu đựng cơn đói ra sao và cả những cữ bú đều đặn tưởng rằng con đã bú no.
Ba tiếng sau, khi con chị không có chút phản ứng gì, các bác sĩ buộc phải đổ sữa vào miệng thằng bé giúp con tỉnh táo hơn nhưng rồi sau đó nó cũng bị kiệt sức và lịm đi. Người ta phải đưa con chị đi cấp cứu vì thằng bé đã bị suy kiệt. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết con chị có nồng độ glucose vô cùng thấp, mất nước trầm trọng và bị vàng da nặng rồi. Sau khi được điều trị, chị hy vọng con chị sẽ hồi phục bình thường. Nhưng khi biết các tế bào não đang chết rất nhanh vì tình trạng hạ đường huyết và mất nước trầm trọng, chị đã suy sụp hoàn toàn.
Bây giờ, bé cũng đã được 6 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ ADHD, chỉ số IQ thấp, rối loạn xử lý cảm giác, kỹ năng vận động tinh và vận động thô đều rất chậm, thỉnh thoảng lại bị co giật do chấn thương ở vùng ngôn ngữ của não bộ.
Điều đáng sợ hơn nữa là bà mẹ trong câu chuyện em vừa kể còn cho biết trường hợp của con trai chị không phải hiếm. Trong một nghiên cứu cho thấy trong số 280 bà mẹ dự định cho con bú hoàn bằng sữa mẹ thì có đến 22% các bà mẹ đều bị chậm sữa trong giai đoạn đầu tiên. Điều này có nghĩa là có nhiều hơn 1 trong 5 trẻ sơ sinh có nguy cơ bị biến chứng bởi đói sữa mẹ.
Câu chuyện trên cũng chính là câu chuyện của Tiến sĩ Christie del Castillo-Hegyi, người đồng sáng lập ra tổ chức FED. Đây là tổ chức chống lại việc gây sức ép cho những bà mẹ cho con bú sữa mẹ.
Một số biện pháp tổ chức này đưa ra để giúp các bà mẹ sớm phát hiện mình không có đủ sữa cho con bú:
1. Tập làm quen với việc hút sữa và làm điều đó mỗi ngày để đảm bảo người mẹ đang sản xuất đủ sữa cho con. Càng khi sữa mẹ cạn thì sữa mới sẽ càng được tiết ra nhiều hơn.
2. Theo dõi trọng lượng của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hai lần trong một ngày cho đến khi trẻ bắt đầu tăng cân đều đặn.
3. Cân trẻ trước và sau khi cho con bú sau trong khoảng giữa 32 – 96 giờ sau khi sinh để biết trẻ có bú đủ lượng sữa không.
4. Kiểm tra thường xuyên lượng bilirubin và glucose.
5. Giáo dục các mẹ hiểu rằng một khi sữa mẹ không đủ đáp ứng, trẻ sẽ bị mất nước, vàng da và hạ đường huyết rất nhanh, thậm chí có thể gây tổn thương đến não và để lại di chứng nặng nề về sau này.
6. Các mẹ cũng cần phải thay đổi quan niệm cho con bú sữa mẹ rằng: Khi cần thiết, bổ sung sữa công thức cho con chẳng có gì đáng hổ thẹn.