Ảnh internet
Mong muốn tột bậc của mỗi gia đình là nuôi dưỡng nên những thiên thần giỏi giang, ngoan ngoãn nhưng chính bản thân chúng ta không ngờ những thói quen hàng ngày mà chúng ta tưởng như vô hại lại đang hàng ngày ngấm dần vào con cái chúng ta. Đừng để một ngày những thói quen tưởng như vô hại đó phản chiếu qua con cái, chúng ta mới nhận ra, khi đó đã quá muộn.
Cãi nhau trước mặt con
Việc cha mẹ to tiếng trước mặt con không những là một hành động không đẹp mà còn gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho con trẻ. Hành động này diễn ra liên tiếp sẽ vô tình hướng con bạn tới nhận định cách giải quyết vấn đề tốt nhất đó là hãy to tiếng với nhau.
Đối với những đứa trẻ yếu ớt, hành động cãi nhau thường xuyên của cha mẹ có thể gây sang chấn tâm lý, ảnh hưởng lâu dài tới tới trẻ.
Nói xấu người khác trước mặt con
Đây là thói quen thường gặp và khi nói xấu về người khác trước mặt con, cha mẹ lại hay vô tình không biết là con bạn đang lắng nghe và nhận thức theo cách riêng của con trẻ. Cha mẹ luôn là người mà con tôn thờ, vô thức chúng cũng sẽ cảm nhận rằng cha mẹ làm như vậy thì chắc chắn đó không phải là điều xấu.
Đáp ứng mọi nhu cầu của con dù đúng hay sai
Cha mẹ nào cũng mong muốn con được bằng bạn bằng bè tuy nhiên không nên mềm lòng trước mọi yêu cầu thậm chí là yêu sách của con. Đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ chỉ khiến trẻ cảm thấy mọi thứ có được đều dễ dàng, trẻ không còn cảm thấy quý trọng. Lời khuyên cho cha mẹ là nên động viên con đúng lúc đúng chỗ, tặng quà con cũng theo dịp có như vậy trẻ mới phấn đấu để đạt được mục tiêu.
Nâng niu con quá mức
Người làm cha, làm mẹ sẽ luôn mong muốn bảo bọc con ở mọi nơi, mọi lúc, không có ai muốn con mình thất bại, bị tổn thương hay thất vọng. Nhưng trên thực tế, những điều này là một phần tất yếu của cuộc sống mà trẻ cần được trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Những đứa trẻ được trải qua cảm giác này sẽ có cuộc sống chủ động hơn trong tương lai.
Kiểm soát con chặt chẽ
Kiểm soát là tốt những kiểm soát chặt chẽ sẽ biến biến con bạn hoặc trở thành người thụ động, khó khăn khi tự lập trong cuộc sống sau này, hoặc sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lí chống đối, nổi loạn và dễ hình thành những nhân cách xấu.
Không thực sự quan tâm khi con chia sẻ
Đây là lỗi mà không ít các ông bố bà mẹ mắc phải trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Khi con cái chúng ta tâm sự nhưng chúng ta lại đang để tâm vào việc nhắn tin chuyện phiếm với bạn bè hoặc đồng nghiệm và vì thế chúng ta thường ậm ừ cho qua chuyện. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm thấy không được tôn trọng, mất niềm tin và sẽ không bao giờ tâm sự với bố mẹ nữa. Vô hình chúng ta đã tự đẩy mình ra xa khỏi tình yêu thương mà các con dành cho mình.
Luôn cho rằng mình đúng
Việc cha mẹ cho mình cái quyền tối cao, rằng mình không bao giờ sai và không nhận lỗi trước mặt con là suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Nếu bạn muốn hình thành nên nhân cách trung thực, thẳng thắn ở trẻ thì trước hết bạn phải là tấm gương sáng sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai. Có như vậy con bạn mới cảm thấy được đối xử công bằng trong gia đình.
Nói những lời nặng nề làm tổn thương đến con
Điều này sẽ làm con bạn bị tổng thương, trở nên tự ti và sống khép kín, Vô tình hạn chế năng lực thực sự của con bạn.
Nghiện công nghệ
Việc dính chặt vào những sản phẩm công nghệ sẽ làm cha mẹ xa rời con cái, con của bạn sẽ cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Ban không có thời gian để dạy con học hay trò chuyện và chơi với con, Buồn hơn cả là có những đứa trẻ đã phải thốt lên rằng ước gì con là chiếc điện thoại để có được sự gần gũi của cha mẹ.
Chính vị lý do này, cha mẹ hãy dành thời gian ở cạnh con, thay vì lướt web, xem điện thoại hay chơi trò chơi trên máy tính. Hãy dành thời gian đó để chơi đùa cùng con.
Thiếu tôn trọng người lớn tuổi
Việc cha mẹ nói năng không lễ phép với người lớn tuổi cũng khiến con hình thành nên thói quen không tốt này. Nói trống không, thiếu tôn trọng hay lễ phép sẽ là khiến con bạn để lại ấn tượng xấu trong mắt người khác.
Không thường xuyên nấu bữa cơm gia đình
Việc cha mẹ không thường xuyên nấu những bữa cơm gia đình hay không quây quần bên nhau bên mâm cơm sẽ khiến con bạn xem nhẹ những giá trị gia đình.
Ngoài ra còn có rất nhiều những thói quen xấu của người lớn ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần non nớt của con trẻ như: thường xuyên than vãn, trễ hẹn, nói dối, không tuân thủ luật lệ giao thông… không nên xem nhẹ.
Theo Eva