Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu sau sinh. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên bổ sung cho con thêm sữa công thức song song với việc bú sữa mẹ. Bởi sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ và giai đoạn này bé cần hấp thụ lượng sữa nhiều hơn khoảng thời gian trước đó. 

Ngoài ra, sau 6 tháng trẻ nên được làm quen với chế độ ăn dặm bao gồm nhiều thực phẩm khác nhau được chế biến ở dạng cháo lỏng và đặc dần sau đó. 

Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa , cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Bởi khi kết hợp với nhau chúng có thể làm mất chất của nhau, thậm chí gây ra những phản ứng gây hại cho đường ruột của con. 

Sữa và cháo 

Rất nhiều cha mẹ Việt thường có thói quen cho con ăn cháo xong bổ sung thêm một cốc sữa để bé hấp thu thêm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là cách ăn uống phản khoa học cần loại bỏ.

Theo đó, trong cháo có chứa nhiều tinh bột, sữa giàu vitamin A. Khi kết hợp chung hai thứ này chất xúc tác lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A có ở trong sữa. Từ đó nghiễm nhiên bé ăn hai thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn không hấp thụ được gì, dẫn đến việc còi cọc, chậm tăng cân mà mẹ không biết lý do. 

Sữa và chuối 

Sữa khi kết hợp dùng chung với chuối có thể hình thành một loại độc tốt gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, làm giảm trí thông minh. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn khuyên dùng sữa chua với chuối hoặc dùng sinh tố chuối với điều kiện phải lựa chọn chuối chín kĩ và thêm một số thực phẩm khác để kích thích tiêu hóa tốt. 

Sữa và dứa

Dứa chưa bao giờ được khuyên là dùng chung với sữa bởi hỗn hợp này có thể gây nên cảm giác khó chịu, đau bụng, buồn nôn, nhiễm trùng, tiêu chảy cho trẻ do phản ứng của chất bromelain trong dứa. 

Món ăn này đặc biệt cấm dùng cho trẻ sơ sinh . 

Sữa và cam 

Như mẹ đã biết, cam là thực phẩm có chứa nhiều acid mà sữa lại giàu chất đạm (protein). Acid và Protein có thể phản ứng với nhau tạo nên hiệu ứng gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Ngoài ra còn dẫn đến việc con không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng có trong sữa hoặc cam.

Không chỉ cam mà một số loại quả khác chứa nhiều acid cũng không nên cho con dùng chung với sữa như quýt, quất, chanh… 

Nếu muốn cho con dùng sữa và thực phẩm có tính acid thì nên dùng cách xa nhau khoảng vài tiếng đồng hồ. 

Sữa và socola 

Nhiều cha mẹ có sở thích cho con dùng chung sữa và socola vì cho rằng hai món này giàu chất dinh dưỡng, khi kết hợp với nhau có thể “nhân đôi dinh dưỡng”. Tuy nhiên, mẹ đã sai lầm rồi nhé.

Sữa rất giàu protein và canxi, trong khi chocolate chứa axit oxalic. Những hợp chất này khi hòa tan vào nhau có thể hình thành canxi oxalat không hòa tan, ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra hiện tượng tiêu chảy, chậm tăng cân cho con. 

Vì thế, mẹ không nên cho hai món này vào chung một thực đơn. 

Sữa nóng và đường

Nhiều người lớn, đặc biệt là các ông bà thấy sữa nhạt nên thường pha thêm đường và cho con, cháu dùng. Tuy nhiên, nên ngăn cản việc làm này lại. 

Trong sữa có chứa lysin, chất này sẽ phản ứng với đường fructose trong điều kiện nhiệt độ cao, tạo thành chất độc gây hại cho cơ thể của bé. 

Do đó, mẹ không nên bỏ đường vào món sữa cho trẻ khi sữa vẫn còn đang nóng mà hãy đợi cho đến khi sữa nguội hẳn. Lúc này có thể cho thêm chút đường để vừa miệng con.

Ngoài ra, khi cho con dùng sữa lấy từ trong tủ lạnh ra, nhiều bậc phụ huynh thường đun ấm lên cho con uống. Tuy nhiên, cách làm này là không nên.

Sữa đun sôi quá lâu sẽ làm cho Lactose trong sữa biến chất, thậm chí có thể gây ung thư.

Sữa có chứa muối axit phốt-pho-ric không ổn định, nếu để nóng lâu, can-xi phốt-phoric mang tính axit sẽ trở thành can-xi phốt-pho-ric trung tính, lắng đọng lại khiến cho sữa mất giá trị sẵn có.

Ngoài ra, khi đun quá sôi đường trong sữa bắt đầu chảy nên sữa sẽ ngả màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, đồng thời sản sinh ra axit formic khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị sữa.

Theo Chi Chi/Khampha.vn