Chuẩn phát triển cho trẻ 3 tuổi

On In Nuôi dạy con

Dưới đây là chuẩn phát triển cho trẻ 3 tuổi về các mặt: ngôn ngữ, nhận thức, hành động. Mẹ nào có con 3 tuổi thì kiểm tra thử xem bé đã đạt được các chuẩn sau đây chưa nhé!

Hành động

  • Tự đút ăn
  • Biết mở cửa
  • Cầm ly/cốc một tay, cầm bút chì màu
  • Tự rửa tay, lau tay
  • Biết gấp, xếp giấy nếu có người hướng dẫn
  • Biết xếp chồng đồ chơi lên nhiều tầng (ít nhất là 6 vật chồng lên nhau)
  • Đá bóng, ném bóng qua khỏi đầu và chụp bóng
  • Biết đi giày (nhưng chưa cột dây giày một mình được)
  • Biết mặc quần áo (có người lớn phụ)
  • Đi vệ sinh (có người lớn phụ)
  • Đi nhón chân khi người lớn yêu cầu
  • Đi được một đường thẳng
  • Nhảy lên cả hai chân
  • Đạp xe đạp (loai xe có 2 bánh phụ giữ thăng bằng hay xe 3 bánh)
  • Vẽ được đường thẳng ngang, dọc và đường tròn
  • Cúi người xuống mà không ngã

Cảm giác, suy nghĩ, nhận thức

Chuẩn phát triển cho trẻ 3 tuổi

  • Nhận ra các âm thanh trong môi trường mình sống
  • Chú ý theo dõi được khoảng 3 phút
  • Nhớ được những gì xảy ra ngày hôm qua
  • Biết cái gì ăn được, cái gì không
  • Biết một số các con số (biết mặt số thôi, chứ chưa biết thứ tự lớn nhỏ)
  • Biết các vật nằm ở chỗ nào
  • Biết khái niệm của số một
  • Hiểu khái niệm “bây giờ”, “tí nữa/lát nữa” và “sắp sửa”
  • Thay đổi vật này bằng vật khác, ví dụ như tưởng tượng cục gỗ là xe ô tô để chơi
  • Hiểu các ý niệm khôi hài đơn giản (ví dụ như cười khi mẹ nói “đánh răng cho con mèo nhà mình”)
  • Tự lật sách coi hình ảnh
  • Phân loại được vật tròn, vuông
  • Mẹ đưa hình ảnh ra, bé biết chọn đồ vật tương ứng
  • Phân loại các vật theo công dụng, ví dụ để ly/cốc, chén, đũa vào cùng một chỗ
  • Đếm được 2 tới 3 vật
  • Biết tránh các nguy hiểm như bếp nóng hay xe đang chạy
  • Làm được các mệnh lệnh có một giai đoạn (ví dụ: “lấy cái thìa” chứ có thể chưa làm được “lấy cái thìa lại đây, rồi bỏ vào cái cốc đằng kia”.)

Ngôn ngữ và giao tiếp

  • Dùng các câu có từ 3 tới 5 chữ
  • Hỏi những câu hỏi ngắn
  • Người lạ có thể hiểu được bé nói gì
  • Biết khái niệm số ít, số nhiều (1 con kiến, 1 đống kiến)
  • Nói ra được 10 vật quen thuộc
  • Lập lại được các giai điệu/vần điệu đơn giản
  • Biết ít nhất tên một màu
  • Bắt chước các việc trong nhà, phụ mẹ các việc đơn giản
  • Biết đòi đi vệ sinh
  • Thích nghe đọc chuyện
  • Nói về tình cảm của mình (sợ, thích…) và trạng thái tinh thần của mình (con nhớ, quên…)
  • Biết xấu hổ khi người lớn bắt gặp đang làm việc không tốt
  • Cố làm cho người khác cười
  • Chơi với 2, 3 trẻ khác cùng một lúc
  • Biết chơi tưởng tượng trò chơi gia đình, biết phân vai, ví dụ như “mình là mẹ, bạn là con, bạn kia là bố”
  • Biết tên và họ của mình. Biết mình là con trai hay con gái.
  • Biết nhân xưng “con”, “bố”, “cô kia”, “chú kia”
  • Tưởng rằng mình là trung tâm của mọi sự vật, ví dụ như “nếu mình nhắm mắt lại, không ai sẽ thấy mình”

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:

  • Thường xuyên ngã
  • Nói không rõ ràng, thường xuyên chảy nước dãi
  • Không thể xếp chồng 4 vật lên nhau (ví dụ như 4 cục gỗ đồ chơi hình vuông)
  • Không bắt chước vẽ được hình tròn
  • Không biết, không tham gia trò chơi tưởng tượng
  • Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản
  • Không tỏ ra thích thú khi có các trẻ khác ở chung quanh
Trả lời
Menu
Categories