Tôi có thể có những cảm xúc gì?

Bạn có thể trải qua nhiều thứ – lo lắng, băn khoăn, stress – nhưng thường gặp nhiều nhất là cảm giác day dứt tội lỗi. Bạn đổ hết mọi thứ lên bản thân mình, vì cảm thấy thật tệ đã rời khỏi bé hoặc là vì bạn thật sự cảm thấy thoải mái khi bước ra khỏi nhà, và những người khác cũng có cách để đổ hết lên cho bạn.

Khi sự day dứt tấn công, hãy tự nhắc nhở mình bằng những lý do tại sao bạn cần quay lại với công việc và tại sao điều đó lại là điều tốt và giữ vững những lập trường này. Khi sự day dứt phai nhat đi, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Cũng vậy, chúng ta thường tự so sánh bản thân với những bà mẹ năng động khác – người có cùng chung hoàn cảnh hoặc những bà mẹ có chồng giúp đỡ đần – nhưng tất cả mọi sự so sánh đều chỉ khiến cho bạn cảm thấy tệ hơn. Thay vào đó, hãy nhờ những bà mẹ đó chia sẻ các bí quyết của họ.

Cũng cần nên biết là tất cả các bà mẹ đều ao ước có được sự công nhận rằng họ đang làm đúng, nhưng cảm giác đó không xuất phát từ sự cân bằng hoàn hảo trong cuộc sống (nếu điều đó có thể thực hiện được!). Nó đến từ việc ý thức được bạn đang làm những gì tốt nhất cho bạn và bé của bạn.

Làm sao để dành nhiều thời gian nhất với con?

Chất lượng bao giờ cũng quan trọng hơn số lượng. Do đó trong những giờ quý giá mà bạn có, hãy để bản thân hiện diện trọn vẹn – tắt tivi và cất điện thoại đi. Và đừng bao giờ cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với bé. Ngay cả khi bé không hoàn toàn hiểu bạn, hãy nói với bé tại sao bạn phải đi làm và những gì xảy ra trong ngày vì điều này có thể giúp tạo nên một sự kết nối tình cảm giữa bạn và bé.

Bạn có thể nói, “Mẹ đang cố gắng để vì con” hay “ Mẹ có một cuộc họp ngày hôm nay, nhưng mẹ rất nhớ con”. Chia sẻ những câu chuyện để tạo điều kiện cho bạn thể hiện những cảm xúc của mình và giúp mang trẻ lại gần với những hình ảnh ấy. Thay vì cảm thấy mọi việc cứ như là bạn có thời gian của bạn còn bé thì có thời gian của bé, hãy kết nối chúng lại, điều này có thể giúp bạn cảm thấy bạn và bé như đang cùng trong một đội với nhau.