– Việc nói chuyện với trẻ rất quan trọng. Bạn có thể băn khoăn không biết trẻ hiểu được bao nhiêu % lời bạn nói hay nói chuyện với trẻ trong bao lâu thì thích hợp.

Khi nói chuyện với mẹ hãy nhìn vào mắt bé khi nói chuyện. 

Hãy cùng tham khảo một số gợi ý khi nói chuyện cùng trẻ:

– Nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện.

– Gọi tên của trẻ.

– Đơn giản hóa cuộc trò chuyện; sử dụng những từ như “con yêu”; “bố”; “mẹ” khi nói chuyện.

– Quan sát những biểu hiện của trẻ và lắng nghe âm thanh trẻ phát ra. Tạo những âm thanh và biểu hiện trong nét mặt, giọng nói… tương tự với trẻ.

– Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong cuộc nói chuyện. Nói: “vẫy tay tạm biệt cô đi” khi bạn vẫy tay chào một người bạn hay người thân.

– Đặt câu hỏi với trẻ: “Linh (tên của trẻ) đã muốn uống sữa chưa nhỉ?”; “Linh có muốn đi chơi không?”. Hãy hỏi dù trẻ không thể trả lời.

– Nói với trẻ về việc bạn đang làm ví dụ như khi bạn đang thay quần áo, tắm và mặc quần áo cho trẻ, hãy nói về những việc đó.

– Đọc truyện cho trẻ. Trẻ thích những bài thơ, bài hát dành cho thiếu nhi. Bạn có thể sử dụng giọng đọc vui vẻ khi đọc một cuốn sách hay tạp chí cho trẻ. Nếu có thể, hãy dùng những quyển sách với những câu truyện về trẻ em hay những đồ vật thường ngày khác.

– Hát cho trẻ nghe. Đây là việc quan trọng khi trẻ bắt đầu học những kỹ năng ngôn ngữ.

– Quan sát những ký hiệu của trẻ khi bạn nói chuyện với trẻ. Nếu trẻ cười và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt tức là trẻ muốn bạn hãy tiếp tục nói chuyện cùng trẻ.