Với một số trẻ không chịu bú bình, các mẹ phải cho con ăn trực tiếp bằng thìa. Trẻ có thể khóc và dễ bị sữa chảy vào mũi gây nên sặc.

Khi vừa ăn, vừa khóc, trẻ có nguy cơ bị hít không khí vào dạ dạy khiến trẻ bị đầy hơi. Trường hợp nặng hơn có thể gây nôn trớ, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Vì vậy, khi trẻ đang ho, quấy khóc, ngọ nguậy, tuyệt đối không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống dẫn đến sặc, hóc dị vật.

Khi cho con ăn các mẹ phải hoàn toàn bình tĩnh và kiên nhẫn, đặc biệt là đối với những trẻ hay quấy khóc và kháng cự. Cho con ăn không chỉ bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp trẻ học hỏi và rèn luyện kỹ năng cần thiết. Vì thế việc đảm bảo tính an toàn và tư thế thoải mái để trẻ có thể phát triển kỹ năng ăn uống đúng cách là vô cùng quan trọng.

Sơ cứu khi trẻ bị sặc

Khi trẻ bị sặc, khó thở, tím tái, hãy nhanh chóng đặt bé nằm sấp trên lòng bàn tay hoặc trên đùi rồi vỗ mạnh khoảng 5 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ. Nếu trẻ còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ạnh vào vùng ức ở ngực 5 lần.

Với trẻ lớn, đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên 5 lần liên tiếp.

Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.

Khi trẻ đã thở được, cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay để bác sĩ khám và xử trí những bước tiếp theo.