Ngay từ khi mới sinh, cơ thể trẻ đã được mặc định sinh hoạt theo bản năng là ngủ khi mặt trời lặn (18h – 19h) và thức khi mặt trời mọc (6h – 7h). Vì vậy, cho trẻ đi ngủ vào lúc 19h được coi là giờ ngủ theo đúng cơ chế sinh học của trẻ. Ngủ vào thời gian đó sẽ giúp bé có giấc ngủ lâu và êm đềm hơn khi bé ngủ quá 20h30. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài một đêm hơn những bé ngủ muộn và nếu bé ngủ liền mạch 11 – 12 tiếng thì bé sẽ có tinh thần sảng khoải và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.
Nhiều bậc phụ huynh không nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc giấc ngủ cho con, một thời gian biểu cụ thể cho bé đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi bố mẹ tôn trọng mô hình thời gian biểu của bé, bố mẹ sẽ phát triển được các thói quen ngủ nói riêng và những thói quen tích cực khác nói chung cho bé.
Dưới đây là bảng biểu về thời gian ngủ của bé theo từng độ tuổi để các mẹ tiện theo dõi nhé:
Thời gian ngủ của bé theo độ tuổi
Việc phá vỡ lịch trình ngủ nghỉ của con sẽ khiến con bị đảo lộn thời gian, mất giấc ngủ và khiến tâm trạng con cáu gắt. Vì vậy, cha mẹ phải xem xét điều này như một vấn đề ưu tiên để đảm bảo em bé được khỏe mạnh, việc ngủ đúng giờ vô cùng quan trọng cho bé. Nhiều bà mẹ thắc mắc vì sao con mình đang ngoan bỗng dưng một ngày con thường xuyên cáu gắt, khóc nhè, mếu máo, vậy thiếu ngủ có thể là một trong những nguyên nhân mà bạn cần chú ý tới. Thiếu ngủ sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi, không có hứng thú để làm gì.
Trong thời gian ngủ, cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Vì vậy, nếu được ngủ đủ giấc, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn. Các bác sỹ nhi khoa cho biết tuổi của bé càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều. Tùy theo sự phát triển của từng giai đoạn mà thời gian ngủ của bé sẽ dần dần được rút ngắn đi nhưng mỗi ngày phải đảm bảo ít nhất 10 giờ đồng hồ dành cho giấc ngủ của bé.
Giấc ngủ theo thời gian biểu sẽ giúp bé có tinh thần thoải mái hơn
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy số lần vận động trong khi ngủ của trẻ nhỏ nhiều gấp 2 lần người lớn, với những bé hiếu động con số thể lên đến 10 lần. Trong khi đó, vào ban đêm bé rất dễ tè dầm. Vì vậy, các mẹ cần thay tã hoặc quần áo khô thoáng cho bé trước khi đi ngủ để giúp bé thoáng khí, không bị ngấm mồ hôi và hạn chế thấm ngược nước tiểu vào người, để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn và ngủ sâu hơn, giúp các mẹ đỡ vất vả hơn.
Còn một vấn đề nữa các mẹ nên chú ý khi cho con ngủ đó là: Về nhiệt độ, độ ẩm tròng phòng bé ngủ. Nếu nhiệt độ trong phòng quá cao, bé sẽ cảm thấy khô nóng, không thoải mái. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp, bé sẽ bị lạnh khi thức dậy. Với độ ẩm trong không khí cũng tương tự như vậy, nếu độ ẩm thấp, bé dễ bị tắc mũi, nếu độ ẩm cao, bé sẽ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu. Theo các bác sỹ nhi khoa, nhiệt độ thích hợp với giấc ngủ của bé là 20 – 25 độ C và độ ẩm trong khoảng 60% – 70%. Vì vậy các mẹ nên sắm cho mình một chiếc nhiệt ẩm kế để trong phòng ngủ.
Mời bạn xem thêm >>
Các loại thực phẩm giàu canxi giúp bé tăng chiều cao
Chăm chút bữa ăn cho trẻ mới ốm dậy
Ăn sáng sai cách khiến trẻ kém thông minh