Nên làm :

–  Các bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ chậm hơn những bé sinh một do sinh con, cân nặng hoặc các yếu tố khác. Vì vậy, bạn cần thường xuyên nói chuyện hay đọc sách cho con nghe, để tránh nguy cơ trẻ chậm nói.

–   Dành thời gian riêng cho mỗi bé, để bé cảm nhận được sự “quan trọng” riêng với bạn, chứ không ở vị trí của cặp sinh đôi.

–   Cần khuyến khích phát triển tính cách cá nhân cho bé.

–    Hãy thử cho mỗi bé một đồ chơi riêng và khuyến khích các con chia sẻ đồ chơi cho nhau khi lớn lên.

–    Vào ngày sinh nhật, hãy tặng mỗi bé một món quà và một chiếc bánh sinh nhật riêng biệt.

–    Nếu sinh non, bạn nên chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của bé.

–    Đôi khi bạn thấy mông lung? Đây là điều hoàn toàn bình thường và sau sinh một thời gian, cảm xúc của bạn sẽ dần ổn định trở lại. Do đó, bạn cần có và tận dụng nhiều hơn những cơ hội được ngủ cũng như nghỉ ngơi.

–    Hãy luôn chia sẻ với chồng về cảm xúc cũng như những vấn đề bạn gặp phải.

–    Bạn nên tìm hiểu thêm qua sách báo, tạp chí cũng như tham khảo kinh nghiệm của những cặp vợ chồng sinh đôi khác để có thêm kinh nghiệm chăm sóc các con tốt hơn.

Không nên làm :

–    Tránh gọi hai bé cùng lúc, mà hãy gọi từng bé một bằng cái tên riêng. Điều này sẽ giúp bé phân biệt được chúng là những cá thể riêng biệt. Bạn cũng đừng đặt tên các bé có âm hoặc vần gần giống nhau.

–    Không so sánh giữa các bé vì điều này có thể gây nên mâu thuẫn giữa chúng.

–     Không được “bỏ rơi” anh (chị) em của các bé. Hãy cố gắng thu xếp thời gian dành cho bọn trẻ một cách hợp lý và thường xuyên.