Bước sang tháng thứ 5, trẻ sơ sinh cần đạt được trọng lượng gấp đôi khi mới sinh ra để đạt được mốc phát triển bình thường nhất. Chính vì thế, vấn đề chuyển giao ăn uống tại thời điểm này càng được mẹ quan tâm nhiều hơn.

Ở thời điểm này, bé bắt đầu bước sang một phương thức ăn mới khác với giai đoạn trước đó: Ăn dặm.

Vì sao nên xem xét cho bé ăn dặm ở giai đoạn tháng 5 – 6

Nếu như trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần bú sữa là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc thì bắt đầu bước sang khoảng cuối tháng thứ 5 đến đầu tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa, lúc này, bé cần được bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm. Đó là lý do mẹ nên xem xét việc cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

– Bé ngồi vững mà không cần sự giúp đỡ từ phía bố mẹ

– Bé không còn dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn người lớn bón.

– Bé đã sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì mà mẹ cho vào miệng.

– Bé có dấu hiệu thích dùng tay để cầm, nắm thức ăn rồi đưa vào miệng

– Bé háo hức tham gia vào bữa cơm chung của gia đình

Phương pháp cho trẻ 5-6 tháng tập ăn dặm

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn xay hoặc nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc bởi nó giàu chất sắt trộn với sữa mẹ hoặc các loại sữa bột khác. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục thay đổi với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.

Lượng thức ăn dặm: 1 bữa 1 ngày

Lượng sữa bột và sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu ăn của bé

Độ mềm của thực phẩm: nghiền thật nhuyễn

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn như sau:

Nhóm I Ngũ cốc (Bắt đầu từ các món cháo trắng nghiền thật nhỏ)

NhómⅡ Rau, củ, quả (Cà rốt, chuối, bơ, khoai tây, khoai lang, bí đỏ)

Nhóm Ⅲ Thịt lợn, thịt gà nạc

Thực đơn ăn dặm theo tuần

Những lưu ý sống còn khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

– Cần cho bé yêu tập làm quen với thức ăn dần dần với các món ăn chứ không thể áp dụng một cách thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa hoàn toàn khác nhau. Thực phẩm này đối với trẻ này thì tốt nhưng đối với trẻ khác có thể khó hấp thụ hoặc tác dụng ngược lại.

– Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị ăn quá no, đầy chướng bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.

– Mẹ nên biết, loại thức ăn nào là phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối không dùng cho trẻ ăn dặm. Nhất là đối với những bé có bố hoặc mẹ hay bị dị ứng với các loại thực phẩm.

– Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình cho bé ăn dặm, bố mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến các loại thực phẩm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền thật nhuyễn khi bé tập ăn.

– Nên thay đổi thức ăn theo từng tuần cho bé ăn để tránh cung cấp lệch dinh dưỡng cho bé và cũng là để bé tập làm quen với những món ăn khác.

– Cho bé bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn rất cần sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết cho cơ thể.

– Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời giải quyết nếu bé bị nghẹn, mẹ cần trang bị những kỹ năng trị hóc đặc biệt là cho bé ăn theo phương pháp BLW.

Ăn dặm với bé và mẹ thật dễ dàng nếu mẹ năm kỹ được kiến thức ăn dặm.

Các bố mẹ có thể tham khảo thêm một số sản phẩm cho bé ăn dặm tại đây nhé: