Trao đổi với chuyên trang Netmums, tác giả Robie H. Harris của loạt sách dành cho trẻ em về vấn đề giới tính và những thay đổi của cơ thể, cho biết: “Trẻ nhỏ thường có những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhất nhưng cũng là những câu hỏi phức tạp nhất… Điều đó hết sức bình thường bởi trẻ đang thực sự muốn tìm hiểu về bản thân và thế giới xung quanh mình.”
Tác giả này cũng cho biết thêm: “Tôi khuyên các bậc cha mẹ hãy hít một hơi thật sâu trước khi trả lời. Đồng thời, họ không cần phải trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà có thể nói với con trẻ rằng: “Đó là một câu hỏi rất hay, mẹ thực sự muốn suy nghĩ về nó.”
Dưới đây là các gợi ý của chuyên gia giúp cha mẹ trả lời 8 câu hỏi “hóc búa” nhất của trẻ.
1. Em bé đến từ đâu?
Câu trả lời của cha mẹ cho câu hỏi này nên được điều chỉnh để phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Với trẻ 4 – 5 tuổi: Robie gợi ý cách giải thích: Một tinh trùng bé nhỏ trong cơ thể người đàn ông và một quả trứng bé nhỏ trong cơ thể người phụ nữ là yếu tố cần thiết để tạo ra em bé. Khi hai yếu tố này gặp nhau, em bé sẽ bắt đầu lớn lên.
Với trẻ 7, 8 hoặc 9 tuổi, các con sẽ biết đến khái niệm giới tính. Bạn có thể giải thích theo cách: Khi một người đàn ông và một người phụ nữ muốn tạo ra em bé, họ ôm, hôn và yêu nhau. Họ rất gần gũi, gần gũi tới mức dương vật của người đàn ông đi vào bên trong âm vật của người phụ nữ. Điều này được gọi là quan hệ tình dục… Sau đó bạn có thể giải thích về trứng, tinh trùng và cơ chế hai yếu tố này tạo thành em bé.
2. Vì sao bầu trời lại có màu xanh?
Nhiều bậc phụ huynh khá bối rối trước câu hỏi vì sao bầu trời lại xanh của trẻ.
Trẻ có thể yêu thích những món đồ chơi của mình, nhưng cũng có thể tò mò muốn biết mọi thứ về thế giới xung quanh. Vì vậy, nếu trẻ hỏi những câu như “Vì sao bầu trời lại có màu xanh”, hãy trả lời dựa theo học thuyết vụ nổ lớn.
Ánh sáng trắng của mặt trời thực chất được tạo thành khi các màu sắc khác nhau của ánh sáng trộn lẫn với nhau. Ánh sáng xuyên qua bầu trời va chạm với các hạt phân tử trong không khí. Ánh sáng xanh va chạm nhiều nhất, nên dù nhìn từ hướng nào cũng thấy bầu trời có màu xanh.
3. Vì sao con gái không có… chim?
Robie H. Harris cho biết: “Trẻ thường rất tò mò về cơ thể của mình. Nếu cha mẹ không trả lời câu hỏi của trẻ, họ sẽ khiến trẻ hiểu rằng nói đến cơ thể là điều không nên. Chúng ta không hề mong muốn trẻ cảm thấy xấu hổ về cơ thể mình.”
Robie bổ sung thêm: “Hầu hết các bộ phận trên cơ thể mỗi người đều giống nhau – như ngón chân, ngón tay, mũi và các bộ phận khác cũng thế. Nhưng cũng có những bộ phận riêng tư mà mỗi người mỗi khác, bao gồm cả âm vật và dương vật. Thậm chí nếu sử dụng những cách gọi khác nhau cho những bộ phận này, cha mẹ hãy luôn đề cập đến từ “khoa học” của chúng, và biến chúng thành cuộc trò chuyện cởi mở giữa hai bên.”
4. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta qua đời?
“Cái chết” là một khái niệm rất trìu tượng đối với trẻ. Việc cha mẹ giải thích cái chết bằng những cụm từ như lên thiên đường, được tái sinh hoặc đã hóa thành một ngôi sao trên trời sẽ khiến trẻ càng khó hiểu hơn.
Một số trẻ thắc mắc rằng nếu một người qua đời là đã lên thiên đường, trẻ lo lắng liệu rằng mình có bị nhìn thấy khi không ngoan hay khi muốn được riêng tư. Các em cũng thắc mắc vì sao cha mẹ mình không gọi điện hoặc viết thư gửi về từ thiên đường.
Thay vào đó, giải thích cho trẻ rằng mỗi người có một quan niệm khác nhau về những gì sẽ xảy ra sau khi người nào đó qua đời và hỏi suy nghĩ của trẻ về vấn đề này.
5. Vì sao thỉnh thoảng lại có mặt trăng vào ban ngày?
Với câu hỏi này, nhiều bậc phụ huynh sẽ hối hận vì trước đó không chú ý nghe giảng trong tiết vật lý ở trường.
Phát ngôn viên của Viện Vật lý (Anh) giải thích, “Khi mặt trăng vận động xung quanh trái đất, một nửa thời gian đó, mặt trăng nằm cùng phía với mặt trời so với trái đất; và nửa thời gian còn lại, chúng nằm khác phía. Khi mặt trăng và mặt trời nằm cùng phía, mặt trăng hiện ra vào ban ngày. Khi chúng nằm khác phía, mặt trăng hiện ra vào ban đêm.”
Ở những thời điểm nhất định trong năm, mặt trăng có thể nhìn thấy vào ban ngày phụ thuộc vào số giờ chiếu sáng của mặt trời.
6. Máy bay bay trên trời như thế nào?
Đây có thể là câu hỏi thường gặp của trẻ đặc biệt khi cả gia đình đang chuẩn bị lên máy bay cho kỳ nghỉ.
Máy bay có thể bay trên trời vì chúng có sức nâng lên cao lớn hơn sức kéo tự nhiên của lực hấp dẫn. Máy bay có thể bay khi lực đẩy lên cao và lực đẩy về phía trước của nó lớn hơn lực kéo xuống dưới và lực kéo về phía sau. Lực đẩy về trước của máy bay bắt nguồn từ động cơ có nhiệm vụ tạo ra năng lượng giúp máy bay chuyển động và lực này phải lớn hơn lực cản của không khí ở đầu máy bay.
Sức nâng của máy bay được tạo ra nhờ hình dạng cong đặc biệt của cánh máy bay. Chính luồng không khí chạy trên và dưới cái cánh đó sẽ tạo đà cho chiếc máy bay được nâng lên.
Nguồn: Netmums