Đừng lo, Rot Store sẽ hướng dẫn mẹ cách rơ lưỡi cho bé theo chuẩn khoa học:
Tại sao phải rơ lưỡi cho bé ?
Thông thường lưỡi bé sẽ bị bao phủ bởi một lớp màng trắng dày, từng mảng , điều này gây khó chịu cho bé, dẫn đến việc bé biếng bú và có thể mắc phải các bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi, đen miệng. Vì thế, mẹ cần phải tiến hành vệ sinh miệng, lưỡi cho bé thường xuyên, cụ thể là rơ lưỡi.
– Đối với bé bú mẹ hoàn toàn, lưỡi bé khi bú thường xuyên cọ xát với ti của mẹ nên không cần phải rơ lưỡi mỗi ngày, nhưng 2-3 ngày thì nên rơ lưỡi cho bé 1 lần.
– Nếu bé bú mẹ kết hợp với bú bình thì mẹ nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngày sau khi tắm. Đồng thời, sau khi bú xong, mẹ nên cho bé tráng miệng lại bằng 1-2 thìa nước lọc là tốt nhất.
– Với bé bù bình hoàn toàn thì sữa bột rất dễ đóng cặn làm lưỡi bé bị đẹn, tưa lưỡi dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm, gây đau rát khiến bé bỏ bú. Mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi ngủ. Đồng thời tráng miệng bé bằng 1-2 thìa nước lọc sau khi bú xong.
– Khi lưới bé xuất hiện các mảng bám, mẹ tuyệt đối không được cạy, chà xát hay cố lấy nó ra, điều này chỉ làm cho tình trạng trở nên xấu hơn, nếu lưỡi bé bị chảy máu sẽ rất dễ bị viêm nhiễm.
Rơ lưỡi theo chuẩn khoa học
– Chuẩn bị một miếng gạc rơ lưỡi sạch và nước muối sinh lý.
– Rửa sạch tay của mẹ, lấy miếng gạc quấn vào ngón trỏ của mình, thấm nước muối vừa đủ ướt.
– Bế bé lên bằng một tay và giữ ở tư thế thoải mái nhất cho bé, đưa tay có quấn gạc vào miệng bé, bắt đầu rơ từ 2 bên má, sau đó đến các nơi khác trong vòm miệng cuối cùng là lưỡi.
– Nhẹ nhàng lau sạch lưỡi cho em bé, nếu bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc thì mẹ cùng đừng lo lắng quá nhé, hãy trò chuyện với con, dỗ dành bé trong khi thực hiện động tác sẽ khiến bé thoải mái hơn.
– Việc rơ lưỡi có thể kích thích khi bé bị nôn ói, do đó mẹ nên rơ lưỡi khi bé đói, tốt nhất là buổi sáng sau khi mẹ ngủ dậy.
Rơ lưỡi cho bé bằng phương pháp dân gian
– Dùng rau ngót: rửa sạch các loại rau ngót, đun sôi với nước muối loãng. Đợi cho nước nguội bớt thì lấy lá ngót nghiền nát, chắt nước, dùng nước đó để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Rau ngót vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mặt khác lại có thể giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé một cách hiệu quả và an toàn.
– Dùng lá hẹ: rửa sạch lá hẹ, đập dập cho ít nước sôi vào khuấy đều, chắt nước, dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày. Lá hẹ sẽ có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch lưỡi nên rất an toàn cho bé.
Tránh xa mật ong khi rơ lưỡi em bé
Nhiều chị em vẫn hay truyền tai nhau dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé vì mật ong được biết đến như chất có thể chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, tuy nhiên trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm bé rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, có thể dẫn đến tử vong nguy cơ tử vọng.
Bé sơ sinh, đặc biệt là nhũ nhi (0-6 tháng tuổi), cực kỳ nhạy cảm với các độc tố này. Không chỉ vậy, hiện nay trên thị trường, mật ong “giả” được bày bán tràng lan, chứa các chất độc hại, không đảm bảo độ an toàn vệ sinh chế biến và mẹ rất có thể sẽ mua phải loại mật ong này đấy nhé.
Vì vậy, theo các chuyên gia, mẹ không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé để tránh xảy ra những sự cố ngoài y muốn.