Trong cơ thể con người cơ hoành được cấu tạo nằm giữa ngực và bụng, giữ vai trò quan trọng trong quá trình thở. Hiện tượng nấc cụt xảy ra là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành khiến dây âm thanh bị đóng lại rất nhanh tạo nên âm thanh của nấc cụt.

1. Một số mẹo chữa nấc cụt cho bé:

Massage lưng cho bé

Các mẹ có thể đặt bé nằm sấp, nhẹ nhàng vuốt dọc sống lưng, từ giữa sống lưng vuốt xuôi ra hai bên hông, sau đó xoa nắn đều toàn bộ phần lưng. Sự ấm áp từ nhiệt độ cơ thể mẹ giúp các cơ bắp của bé được thả lỏng và cơ hoành cũng được thư giãn.

Massage lưng giúp bé thoải mái, xua tan cơn nấc cụt (ảnh minh họa)

Làm bé phân tâm

Bé yêu có thể hứng thú với các trò chơi tương tác hay những đồ chơi gây sự chú ý mà quên đi cơn nấc. Vì vậy các mẹ có thể chơi ú òa, ném bóng… cùng bé hoặc cho bé cầm xúc xắc, bóng bay…

Cho bé uống nước

Mẹ hãy pha một chút nước ấm và cho bé uống liên tục từng ngụm nhỏ, cơn nấc sẽ giảm dần rồi hết.

Cù nhẹ vào người bé

Khi bị cù trẻ sẽ có những phản ứng tự nhiên đáp trả như: co người, cười sằng sặc. Lúc này trung khu thần kinh trên não bị bất ngờ, mọi sự tập trung của bé sẽ hướng vào việc cười mà quên đi nấc.

Cho bé ngậm đường

Mẹ có thể đưa vào miệng bé một chút đường để bé ngậm trong vài phút và nuốt dần. Khi đường đi tới cổ họng các hạt đường sẽ tác động vào thực quản làm cho thần kinh cơ hoành có thể hoạt động lại bình thường.

2. Một số biện pháp phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Tránh để bé yêu bị lạnh

Cách giữ ấm cho trẻ không hợp lý sẽ khiến trẻ bị trào ngược khí gây ra nấc cụt. Các mẹ chú ý giữ ấm cho bé vùng cổ, ngực, ngay sau khi tắm xong cũng như trong tiết trời lạnh.

Cho bé uống sữa đúng cách

Ăn uống đúng cách sẽ giúp bé tránh được những cơn nấc cụt khó chịu. Vì vậy các mẹ chú ý: không để bé quá đói mới cho bú, không cho bé bú lúc đang khóc nức nở, tư thế bú sữa cũng phải chính xác, tránh quá vội, quá nhanh, tránh sữa quá nóng và quá lạnh. Mẹ nên cho bé nghỉ giữa cữ bú, cho bé đứng thẳng dựa vào vai người lớn, nhẹ nhàng vuốt lưng cho trẻ.

Uống sữa đúng cách giúp bé yêu tránh những cơn nấc cụt khó chịu (ảnh minh họa)

Nếu những cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài kèm theo nôn trớ khi ăn, có dấu hiệu đau bụng, biếng ăn, hay quấy khóc. Các mẹ hãy đưa bé đi khám bác sỹ để kịp thời xử lý.

Theo: tổng hợp