Vệ sinh ‘vùng kín’

Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay tã giấy cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axít và các vi khuẩn gây hại.

Lưu ý: Dù được chăm sóc vệ sinh kỹ thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có nhiều khả năng bị hăm tã do cấu trúc da của trẻ ở giai đoạn này rất mong manh và nhạy cảm. Da trẻ chưa phát triển đầy đủ những yếu tố bảo vệ chính như các lớp sừng, phần mô sợi bảo vệ da và lớp màng có tính acid nhẹ ở bề mặt da giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Do vậy, bạn cần lưu ý khi quấn tã cho con mình:

Sử dụng loại vải quấn, tã dán nào để đảm bảo mức độ vệ sinh, cũng như các sản phẩm mỹ phẩm bôi ngoài da ở vùng da quấn tã của trẻ nhằm tránh sự kích ứng với làn da nhạy cảm.

Lựa chọn tã giấy phù hợp với bé

Nguyên nhân chính và phổ biến nhất cho chứng hăm tã là sự cọ xát của tã giấy và môi trường ẩm thấp bên dưới lớp tã. Bạn nên biết nước tiểu, phân cùng sự thiếu thông thoáng từ tã dán đã tạo nên một môi trường rất “thù địch” đối với làn da non nớt của bé.

Bên cạnh đó việc thay đổi thức ăn (từ dạng lỏng sang dạng đặc), ngưng cho bé bú sữa mẹ hoặc chăm sóc da bé không đúng cách như dùng xà phòng dạng lỏng hoặc phấn rôm có chất kích ứng cũng là những nguyên nhân gây ra triệu chứng hăm tã cho làn da của bé.

Thay tã cho bé

Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục.

Tã giấy sạch phải được chuẩn bị đầy đủ và ngay cạnh nơi mẹ thay đồ cho bé. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một chiếc khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã giấy sạch.