Chuẩn bị:
5 chiếc khăn có khả năng thấm nước tốt ( khăn mặt mềm). Một chậu nước ấm như nước tắm của trẻ và nhiệt kế.
Tiến hành:
Trước tiên, đặt trẻ nằm ngửa trên giường, cởi bỏ quần áo của trẻ, đo nhiệt độ trẻ. Rửa sạch tay.
Cách pha nước ấm: Cho ít nước lạnh vào chậu và cho thêm nước nóng bằng khoảng một nửa nước lạnh, nhúng bàn tay hoặc khuỷu tay vào chậu nước kiểm tra và điều chỉnh thêm bớt nước lạnh hoặc nóng đến khi thấy ấm vừa phải, như nước tắm của trẻ. Sau đó thả nhiệt kế vào chậu để 3 đến 5 phút rồi lấy lên kiểm tra. Tốt nhất là nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ sốt của cơ thể trẻ 2 đến 3 độ.
Cách lau mát: Lấy khăn nhúng nước, vắt nhẹ rồi lau cho trẻ. Nên lau chủ yếu ở những vị trí như: Trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân và không nên lau bụng vì dễ làm trẻ đau bụng. Cũng có thể để khăn đặt lên trán, vào 2 hõm nách và 2 bẹn và 1 dùng 1 khăn khác lau toàn thân. Khi khăn bớt ấm đi thì nhúng nước ấm rồi lai lại. Lau liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm bằng nước lạnh, một số phụ huynh khi thấy con mình sốt nóng nên chườm lạnh với ý nghĩ để con mau hạ sốt nhưng như vậy hoàn toàn phản tác dụng. Khi chườm lạnh làm các mạch máu co lại và lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao. Cần phải chườm ấm để cho lỗ chân lông giãn ra, nhiệt thoát ra ngoài dễ dàng hơn mới hạ sốt được. Không được để khăn ở trên ngực vì dễ gay viêm phổi. Khi nước trong chậu hết ấm thì cần thay nước khác hoặc cho thêm nước nóng để lau người tiếp cho trẻ.
Đo lại nhiệt độ cho trẻ sau mỗi 15 – 30 phút, để thấy sự giảm nhiệt độ. Dừng lau mát khi nhiệt độ dưới 37,5 độ. Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Lưu ý: Khi lau mát cho trẻ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh chà sát trên da trẻ vì da của trẻ vẫn còn non nớt chưa chịu được những tác động như vậy, sẽ làm trẻ đau rát, mẩn đỏ hoặc bị rách da tại chỗ lau.