Sau khi tốt nghiệp đại học, cô bạn thân nhất của tôi quyết định sang Mỹ du học, và đến nay đã 8 năm, cô ấy đã có được sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc bên đó. Tuy ở cách xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên, và chỉ đến dịp nghi Tết chúng tôi mới có cơ hội gặp mặt nhau.

Tháng trước, do có công việc gia đình nên cô đã quay lại Việt Nam ít ngày. Trước ngày quay về Mỹ, tôi có chuẩn bị một bữa ăn nhỏ tại nhà và bảo cô ý đến. Lúc chúng tôi đang chuẩn bị bữa ăn trong bếp, đứa nhỏ nhà tôi bỗng chạy vào bếp nghịch ngợm và làm đổ bình hoa để trên bàn. Thấy vậy, tôi quay ra quát và đánh vào mông con “mẹ đã bảo con ra ngoài chơi rồi cơ mà, vào đây làm cái gì. Sao mà càng lớn càng khó bảo thế hả?”. Bị đánh, con khóc, tôi càng mắng “khóc gì mà khóc, tự mình làm chứ ai làm. Đi ra ngoài ngay, còn mò vào nữa thì đừng trách mẹ không nói trước”.

Bạn tôi lắc đầu “cậu vẫn nóng tính như vậy, chẳng chịu sửa gì cả. Nóng tính quá với con như thế không tốt đâu”. Tôi vừa lau dọn “thành quả” của con, vừa “thanh minh” “mình bực lắm, thằng bé càng lớn càng bướng. Lúc nãy là nó làm đổ bát canh nóng thì không biết thế nào, phải đánh mấy cái cho chừa lần sau không dám thế”.

Cô ấy khuyên tôi “Lần sau cậu đừng đánh con như thế, nó là con trai hiếu động là chuyện bình thường. Cậu nên nhẹ nhàng khuyên bảo chứ đừng dùng hành động mạnh như thế”. Tôi chỉ ngán ngẩm nói “Ôi giời, thằng bé nhà mình nói nhẹ không nghe đâu, cứ phải quất cho vài roi mới nên thân”.

Nghe tôi nó vậy, cô thở dài “Tại sao cứ phải đánh con như vậy mới được. Mình thấy cách phạt con như vậy thật vô lí, một hai lần đánh thì nó nghe, nhưng đánh nhiều quá đến lúc nó nhờn rồi thì cũng vô ích thôi. Từ sau khi đến Mỹ, mình nhận thức thấy, các bà mẹ ở đây có phương pháp dạy, phạt, thưởng con rất hợp lí, không cần dùng đòn roi mà con vẫn nghe lời”.

Cảm thấy không hài lòng, cô ấy đã chỉ tôi một số cách phạt con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi mà các bà mẹ Mỹ đang thực hiện.

cach-day-con-khong-can-roi-cua-nguoi-my

1. Cấm túc

Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.

Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng các mẹ Việt Nam thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.

Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.

2. Cắt tiền tiêu vặt

Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.

Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.

3. Cho con làm việc nhà

Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lần mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.

Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.

cach-day-con-khong-can-roi-cua-nguoi-my

4. Tước bỏ thú vui, sở thích của con

Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm…

Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.

5. Biết khen thưởng con đúng lúc

Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.

Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.

cach-day-con--khong-can-roi--cua-nguoi-my

Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.

Đứa trẻ nào mà chẳng mắc lỗi, nhưng phạt chúng như thế nào mà không mang tiếng ác thì là lại chuyện lớn. Hãy thử tập làm người mẹ Mỹ, hãy thử học cách phạt con của họ xem công hiệu ra sao.

Ngoài 5 tuyệt chiêu dạy con này, mẹ có thể tham khảo thêm những bí quyết dạy bé lớn khôn trong các cuốn sách giáo dục con cái hiện nay như: Cách khen, cách mắng, cách phạt con; Nuôi con không phải cuộc chiến; Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản… Đây đều là những cuốn sách hướng dẫn các phụ huynh phương thức tiếp cận con mình một cách đúng đắn nhất, phát huy hết ưu điểm của trẻ, để cha mẹ và con cái cùng đạt đến điểm đến cuối cùng: những con người có tâm hồn hạnh phúc!

Theo Khám phá