Nguyên nhân bệnh vàng da hầu hết là do lá gan non nớt của bé không có khả năng loại bỏ, hoặc loại bỏ khém chất Bilirubin. Bilirubin là một sắc tố màu vàng cam, một sản phẩm chất thải được sản xuất chủ yếu bởi sự thoái hóa bình thường của heme, một chất tìm thấy chủ yếu trong hemoglobin protein trong các tế bào máu đỏ (hồng cầu). Những bé khi sinh ra có dấu hiệu bị thâm tím thì sau này sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh vàng da.

Bước 1: 

benh-vang-da-o-tre-so-sinh

Khi phát hiện dấu hiệu da và mắt bé bị vàng, việc đầu tiên là đưa bé bác sĩ Nhi để khám và tư vấn về cách chăm sóc, chữa trị cho bé trong trường hợp này. Thường thì bệnh vàng da sẽ không nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe lâu dài của bé, nhưng cần được bố mẹ bé quan tâm và thận trọng.

Bước 2: 

benh-vang-da-o-tre-so-sinh

Bố mẹ bé nên tuân theo những chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, cũng như chủ động bổ sung đúng cách các thực phẩm chức năng cho bé sơ sinh của mình, bởi vì Bilirubin được đào thải ra ngoài thông qua quá trình bài tiết đường tiêu hóa của cơ thể.

Bước 3:

benh-vang-da-o-tre-so-sinh

Bạn nên biết rằng nếu được yêu cầu chữa trị, thì bé của bạn có thể được điều trị dưới loại ánh sáng đặc biệt Một loại ánh sáng tên là “ánh sáng bili” với cường độ cao sẽ phá hủy bilirubin ở trên bề mặt da và cho phép loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể của bé. Sau điều trị bé cần nhận được sư chăm sóc đặc biệt từ ở mọi nơi trong vòng từ 1 vài ngày đến 1 tuần.

Bước 4: 

benh-vang-da-o-tre-so-sinh

Có một vài bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt rốn cho bé muộn hơn bình thường có thể làm giảm và tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng ra ở trẻ sơ sinh. Điều này đã được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xác nhận.

Mời bạn xem thêm >>

Chọn sữa phù hợp cho trẻ sinh non 

Bí quyết chăm sóc trẻ sinh non

Nguyên tắc vàng khi cắt móng tay cho bé