Trong suốt thai kì, trẻ sơ sinh tiếp nhận dinh dưỡng thông qua phần nhau thai nối trực tiếp với dây rốn ở bụng bé. Phần dây rốn này đóng vai trò trung chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ giúp bé phát triển. Khi bé chào đời, cơ thể hoàn thiện, bé có khả năng tiếp nhận nguồn sữa mẹ dồi dào qua đường tiêu hóa. Lúc này, cuống rốn đã trở nên không cần cần thiết nữa. Các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ chúng và chỉ chừa lại từ 4 đến 5cm để giúp cơ thể bé dần thích nghi với môi trường xung quanh.

Mẹ cần biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh có khoa học

Thời gian trung bình để cuống rốn tự khô và rụng thường kéo dài từ 7 đến 21 ngày tùy theo thể trạng của từng bé. Trong thời gian này, mẹ nên thực hiện vệ sinh và chăm sóc phần cuống rốn một cách cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ sơ sinh.

Các sai lầm mẹ hay mắc phải trong cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ sử dụng các loại dung dịch vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, thuốc sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc có liều lượng tá dược cao không phù hợp với bé để bôi lên phần cuống rốn. Rất nhiều mẹ tin vào các mẹo dân gian như bôi bột thuốc lá, bột tiêu hoặc thuốc bột lên cuống rốn sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn và để lại sẹo. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm vì cuống rốn rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng gây đau đớn cho bé.
  • Thao tác băng rốn quá kín và chặt khiến phần rốn không thể thoát hơi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Rất nhiều mẹ Việt gặp sai lầm trong cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
  • Tác động ngoại lực vào cuống rốn trước khi cuống tự rụng: Mẹ giật hoặc kéo cuống rốn ra khỏi rốn bé trước thời gian rụng rốn tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của bé sau này mà còn khiến bé bị trầy xước, chảy máu, mưng mủ và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng.
  • Mẹ cho bé ngâm mình trong nước khi cuống rốn chưa rụng sẽ kéo dài thời gian tự lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng,

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Trước khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ phải rửa tay sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh có độ sát khuẩn cao.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ răng rốn cũ và quan sát tình trạng rốn của trẻ.
  • Dùng tăm bông thấm nước sôi hoặc nước muối sinh lí nồng độ 0.09% bôi vào phần cuống rốn để ngăn ngừa sự phát sinh vi khuẩn gây nhiễm trùng, mưng mủ. Mẹ nên bôi theo thứ tự từ chân rốn đến thân rốn và bề mặt cuống rốn. Mỗi lần bôi nên dùng một miếng tăm bông khác nhau.
  • Dùng bông khô lau lại các phần của rốn.
  • Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ dùng một miếng gạc mỏng đặt vào phần rốn và băng lại bằng các loại băng có độ co giãn cao để tránh gây khó chịu cho bé.
Mẹ cần nhẹ tay khi lau phần cuống rốn

Rất nhiều mẹ tin rằng vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn 70 độ sẽ giúp sát khuẩn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng cuống rốn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong y tế cồn 70 độ thường được sử dụng để rửa các vết thương hở, nhưng nếu áp dụng với trẻ sơ sinh có thể gây dị ứng hoặc bỏng vì da bé tương đối mỏng manh.

Nếu mẹ đổ trực tiếp cồn lên phần cuống rốn có thể gây hại đến tế bào da khiến cuống rốn bị lở loét, mưng mủ. Về lâu dài, cồn thấm qua da sẽ gây hại đến các cơ quan nội tạng còn non nớt của trẻ.

Một số lưu ý cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ cần thực hiện vệ sinh cuống rốn thường xuyên mỗi ngày một lần và sử dụng các loại băng gạc tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Khi mặc bỉm cho trẻ, mẹ cần để phần viền bỉm nằm dưới rốn để tránh cọ xát vào rốn bé.
  • Lựa chọn quần áo sơ sinh từ chất liệu cotton mềm mại với độ thấm hút tốt để tránh tình trạng bí nóng khiến bé chảy mồ hôi gây nhiễm trùng cuống rốn. Quấn tã đúng cách. Xem thêm cách quấn tã cho trẻ sơ sinh
  • Nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ nhi, mẹ không nên bôi bất kì loại thuốc nào lên phần rốn của trẻ. Những loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc có dược liệu quá mạnh có thể khiến cuống rốn bị mưng mủ hoặc xây xát gây đau đớn cho bé, mẹ tuyệt đối đừng dùng.
Khi mặc tã, mẹ nên mặc phần viền tã dưới rốn bé
  • Khi băng rốn, mẹ nên sử dụng các loại gạc có độ co giãn tốt và băng không quá chặt để tránh bí hơi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Mẹ tuyệt đối không được can thiệp vào quá trình rụng rốn tự nhiên của bé.
  • Trong quá trình vệ sinh cơ thể, tránh để phần cuống rốn bị ướt. Nếu quan sát thấy rốn bé bị dính nước, hãy lau khô và thay gạc mới ngay lập tức.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh cuống rốn cho bé.

Khi chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh, nếu mẹ quan sát thấy những biểu hiện sau cần lưu ý

  • Bé khóc hoặc oằn người khi mẹ chạm vào phần rốn.
  • Vùng da xung quanh rốn có màu đỏ, sưng tấy có vết xây xát, trầy xước hoặc mưng mủ.
  • Cuống rốn có mùi hôi hoặc có dịch vàng chảy ra.
  • Bé bị chảy máu ở phần cuống rốn.
  • Bé bị sốt cao, biếng ăn, quấy khóc.

Đây là những dấu hiệu cơ bản báo hiệu bé đang bị nhiễm trùng cuống rốn. Trong trường hợp này, mẹ nên sát trùng cho bé bằng nước muối sinh lý và mang bé đến các trung tâm y tế uy tín để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Các loại thuốc nên có cho bé nên có trong tủ thuốc gia đình

Với những thông tin về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh trong bài viết, hy vọng các mẹ sẽ thông thái và cẩn thận hơn khi vệ sinh cuống rốn để tránh những hậu quá nguy hiểm nhé!