Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến trong mùa nắng nóng
1. Tiêu chảy cấp
Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virus.
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho con uống nước oresol, không nên bắt trẻ phải nhịn ăn, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ đang trong thời kỳ bú. Khi trẻ khỏi nên cho trẻ ăn tăng bữa để trẻ lấy lại được sự cân bằng nhanh chóng. Không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu như không được bác sĩ chỉ định.
Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và các loại nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, acid folic… Khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ phải chú ý tới việc chế biến, việc bảo quản thức ăn và nguồn nước phải được bảo đảm vệ sinh.
2. Sốt virus
Biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus (hay gọi là sốt siêu vi), thường từ 38-390C, thậm chí 40-410C. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ lớn thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã.
Để hạ nhiệt cho trẻ, các bậc cha mẹ cho trẻ nằm nơi thoáng mát, chườm mát bằng bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt của trẻ 20C (không chườm đá hoặc nước lạnh) rồi hạ nhiệt bằng cách dùng viên hạ sốt. Nếu tình trạng không cải thiện, xuất hiện co giật, rét run thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả.
3. Bệnh mụn nhọt, chàm
Vào mùa hè, trẻ rất dễ nổi mụn nhọt, nhất là đối với những trẻ có cơ địa nóng. Mức độ nhẹ, có thể tự khỏi. Nặng hơn, có thể gây đau nhức, sốt, biếng ăn, có thể phải chích mụn để thoát lưu mủ. Rôm sảy và nhiễm trùng da cũng thường xuất hiện ở trẻ do đổ mồ hôi quá nhiều.
Bệnh mụn nhọt thường do làn da còn non yếu và nhạy cảm của bé
Để tránh hiện tượng này, cha mẹ cần phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và gội đầu cho trẻ để trẻ đỡ ngứa ngáy khó chịu. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Cho trẻ uống thật nhiều nước rau quả. Không tự ý nặn hoặc bôi thuốc lên mụn vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.
Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát và hút mồ hôi, chịu khó thay quần áo khi trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là ở những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm. Không để trẻ gãi hay “giết” rôm sảy để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.
Cha mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay cho trẻ, rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh tốt và hạn chế bệnh. Nếu đi ra ngoài thì nên che chắn cơ thể kĩ với mũ rộng vành, áo chống nắng, kính râm… để tránh ra nhiều mồ hôi.