Ngoài những khác biệt về văn hóa, nhận thức…, yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn đến sự khác biệt này chính là sự khác nhau về giới tính.
 
Những ông bố thường có cách giáo dục mạnh mẽ hơn và có mục đích rõ ràng hơn. Khi muốn giáo dục con về phẩm chất đạo đức hay phát triển tài năng, năng khiếu của bé về một mặt nào đó, các ông bố thường có kế hoạch cụ thể. Trong khi mẹ thường không có những tố chất này. Đại đa số các bà mẹ đều có những kì vọng tương đối cao đối với con trẻ, nhưng lại không có những kế hoạch hay mục tiêu cụ thể để giáo dục bé.

Về nội dung giáo dục

Các ông bố thường có hiểu biết sâu rộng hơn mẹ về văn hóa, lịch sử, địa lý…, vì thế bố thường kể cho trẻ nghe nhiều câu chuyện lịch sử, những phong tục tập quán các nước, những anh hùng dân tộc… Khác với bố, mẹ lại thường kể cho bé nghe những mẩu truyện thần thoại, truyện cổ tích nhiều hơn. Vì thế, những điều cha kể sẽ đem lại cho bé nhiều kiến thức phong phú hơn, và mở rộng tầm mắt cho bé hơn.

Về phương thức giáo dục

Cha luôn cổ vũ bé tự mình động tay động não khi làm một việc gì đó, ngược lại, các bà mẹ lại có vẻ thích giúp đỡ trẻ tất cả những gì mình có thể làm được. Cha luôn có thái độ cứng rắn và mạnh mẽ để giáo dục trẻ, trong khi mẹ lại thường mềm lòng trước con cái. Khi cha cho bé đi dạo phố, cha sẽ chỉ cho bé xem rất nhiều thứ và ăn ít đồ linh tinh trên đường; còn mẹ dắt bé đi dạo phố, thường xem mọi thứ thì ít nhưng cho bé ăn uống thì nhiều.

Về thói quen nuôi dạy bé

Các ông bố thường dạy bé phải độc lập, quyết đoán, phải có lòng dũng cảm và tinh thần mạo hiểm. Bố sẽ dạy cho trẻ cách sửa những đồ điện đơn giản trong nhà, dạy trẻ đi xe đạp, đưa trẻ đi leo núi, chạy đua… Trong khi mẹ lại luôn muốn bảo vệ trẻ, không để trẻ gặp bất cứ một tổn thương nào. Mẹ sẽ không cho trẻ tham gia những hoạt động có dù chỉ một chút nguy hiểm, vì mẹ luôn lo lắng trẻ không cẩn thận mà bị ngã, hay bị mệt, và phần nào làm trẻ trở nên mềm yếu và nhút nhát hơn.