Bệnh nôn mửa ở trẻ

Cảm giác bất lực cùng với nỗi sự hãi điều gì đó nghiêm trọng và khát khao muốn cải thiện tình trạng này sẽ khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Để thanh thản hơn, bạn hãy tìm hiểu thử về nguyên nhân gây ra nôn mửa và những phương pháp hiệu quả để giúp đỡ bé.

Đầu tiên, có sự khác nhau giữa nôn ói và ọc ra. Nôn mửa là nôn thuốc, thức ăn, dịch từ dạ dày qua miệng. Ọc ra (thường thấy nhất ở trẻ dưới 1 năm tuổi) là dòng chảy nhỏ của những thứ trong dạ dày ra miệng, thường đi kèm với ợ.

Nôn xảy ra khi cơ bụng và cơ hoành co lại mạnh mẽ trong khi dạ dày không hoạt động. Hành động phản xạ trở lại này được gây nên bởi “trung tâm ói” trong não sau khi nó được kích thích bởi:

Các dây thần kinh từ dạ dày và ruột khi ống dạ dày ruột bị kích thích hoặc sưng lên bởi nhiễm trùng hay tắc nghẽn

Chất hóa học trong máu

Sự kích thích tâm lí từ cảnh tượng hay mùi vị gây cho bạn cảm giác lo lắng

Kích thích từ tai giữa (cũng như nôn mửa bị gây ra bởi bệnh say tàu xe)

Nguyên nhân ói mửa khác nhau tùy theo lứa tuổi. Trong những tháng tuổi đầu tiên, ví dụ, hầu hết trẻ nhỏ sẽ bị ọc sữa mẹ hay sữa bột, thường là trong những giờ đầu tiên sau khi được cho ăn.Việc ọc sữa này đơn giản là sự di chuyển không thường xuyên của thức ăn từ dạ dày, qua thực quản và ra khỏi miệng. Nó sẽ bớt xảy ra nếu đứa trẻ ợ thường xuyên và bớt chơi giỡn sau bữa ăn. Hiện tượng này có xu hướng giảm dần khi bé lớn lên, nhưng có thể kéo dài ở trạng thái nhẹ cho đến khoảng 10 đến 12 tháng tuổi. Đây là triệu chứng không nghiêm trọng và không cản trở cho việc tăng cân bình thường.

Việc thỉnh thoảng ói mửa có thể xảy ra trong những tháng đầu. Nếu nó diễn ra thường xuyên hay đau bất thường, hãy gọi cho bác sĩ. Nó có thể chỉ là sự khó khăn nhẹ trong việc cho ăn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn.

Khoảng 2 đến 4 tuần tuổi, việc ói mửa kéo dài có thể bị gây ra bởi sự tăng lên (dày lên)  của cơ tại đoạn cuối bao tử, được biết đến như chứng hẹp môn vị phình trướng, sự dày lên này ngăn không cho thức ăn đi qua ruột. Điều này đòi hỏi một điều trị đặc hiệu. Thông thường, phải phẫu thuật để làm thông khu vực tắc nghẽn. Dấu hiệu quan trọng của tình trạng này là việc ói mửa khoảng từ 15 đến 30 phút hay ít hơn sau khi ăn. Khi bạn nhận thấy điều này, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Việc thỉnh thoảng ọc sữa của trẻ trong những tuần hay tháng đầu đời trở nên tệ hơn thay vì tốt lên- mặc dù không dữ dội, rất thường xảy ra. Đó là vì phần cơ tại đầu thấp của thực quản trở nên quá lỏng và thức ăn từ bao tử có thể trở ngược lên. Tình trạng này được biết đến như là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hay GERD. Tình trạng này thường có thể được kiểm soát bằng những việc sau:

Làm sữa của bé đặc hơn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ

Tránh đút cho bé ăn quá nhiều hay ít hơn bình thường

Vỗ lưng (làm cho bé hết trớ) một cách thường xuyên

Để bé ở vị trí an toàn, yên tĩnh, thẳng đứng ít nhất là 30 phút sau khi cho ăn

Nếu những bước trên không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn tới chuyên viên về dạ dày ruột cho bệnh nhi.

Các trường hơp bị lây nhiễm.

Sau vài tháng đầu đời, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nôn mửa là do dạ dày hay ruột bị nhiễm trùng. Virút là tác nhân thường xuyên nhất, nhưng thỉnh thoảng vi khuẩn hay thậm chí là kí sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân. Sự nhiễm trùng cũng có thể gây ra sốt, tiêu chảy, thỉnh thoảng là buồn nôn và đau bụng. Sự nhiễm trùng thường dễ lây nhiễm, nếu con bạn mắc bệnh, có thể một số trẻ chơi chung của con bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vi rút Rota là nguyên nhân chính gây ra ói mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với những triệu chứng thường dẫn đến sốt và tiêu chảy. Những virus này rất dễ lây nhiễm, nhưng chúng đã trở nên kém phổ biến hơn trước đây vì có vacxin phòng ngừa bệnh. Ngoài vi rút Rota, còn có các loại vi rút khác như virút Entero và Adeno là những nguyên nhân thuộc về virút gây ra bệnh viêm dạ dày ruột.

Thỉnh thoảng sự nhiễm trùng bên ngoài đường ruột cũng gây ra ói mửa.Việc này bao gồm sự nhiễm trùng của hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết nước tiểu, viêm màng não và viêm ruột thừa. Một trong số tình trạng này đòi hỏi sự chữa trị kịp thời, vậy nên phải cảnh giác với những dấu hiệu đáng dưới đây, bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, phải gọi ngay cho bác sĩ nếu xảy ra.

Xuất hiện máu và mật (chất màu xanh) khi ói ra.

Đau bụng liên tục.

Ói nhiều và liên tục.

Bụng sưng to lên.

Trở nên cáu kỉnh thường xuyên và mệt mỏi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của sự mất nước.

Co giật.

Không có khả năng uống đủ chất lỏng.

Nôn mửa kéo dài quá 24 giờ

Chữa trị

Ở hầu hết các trường hợp, hiện tượng ói mửa sẽ tự dứt mà không cần phương pháp điều trị cụ thể nào. Phần lớn trường hợp bị gây ra bởi virus và sẽ tự khỏi. Bạn không nên tự mua thuốc mà không có đơn thuốc hay sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bé sơ sinh bị nôn mửa, giữ bé nằm sấp hoặc một bên càng lâu càng tốt. Làm việc này sẽ giảm thiểu tối đa khả năng bé nuốt chất nôn mửa vào trong khí đạo và phổi.

Khi có việc ói mửa xảy ra liên tục, bạn cần chắc chắn rằng sự mất nước không xảy ra. Mất nước là một thuật ngữ được sử dụng khi cơ thể mất quá nhiều nước nên không thể làm việc hiệu quả. Nếu đạt đến mức độ nguy hiểm, nó có thể nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Để ngăn ngừa chuyện này xảy ra, đảm bảo rằng con bạn dùng đủ dung dịch bổ sung để bù lại những gì đã bị mất đi khi ói. Nếu bé ói ra những dung dịch ấy, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

Trong khoảng 24h đầu tiên của bất cứ bệnh nào gây ra nôn mửa, hãy giữ con bạn tránh xa thức ăn đặc, và động viên bé mút hay uống một ít dung dịch điện phân (hỏi bác sĩ về loại nào), dung dịch trong suốt như là nước, nước đường( ½ muỗng [2.5ml] đường trong 4 ounce [120ml] nước), kem que, thạch (1 muỗng [5ml] thạch có màu trong 4 ounce nước), thay vì ăn. Dung dịch không những giúp đề phòng mất nước, mà còn gỉam kích thích nôn mửa hơn đồ ăn đặc.

Phải bảo đảm rằng bạn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi cho bé uống dung dịch.

Ở hầu hết trường hợp, con bạn sẽ chỉ cần ở nhà và nhận chế độ ăn lỏng trong vòng từ 12h đến 24h. Tùy thuộc vào bác sĩ mà bé sẽ được kê đơn thuốc để chống nôn mửa.

Nếu con bạn còn bị tiêu chảy hỏi bác sĩ hướng dẫn về đưa dung dịch và thức ăn đặc vào khẩu phần ăn của bé.

Nếu bé không hấp thu được bất cứ dung dịch nào hay các triệu chứng trở nên trầm trọng, phải thông báo với bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra bé và có thể yêu cầu kiểm tra máu và nước tiểu hay các kiểm tra về hình ảnh như Xray để chẩn đoán. Thỉnh thoảng mới cần đến sự chăm sóc của bệnh viện.

Cho đến khi bé cảm thấy khá hơn, phải để mắt đến tình trạng của bé và gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có dấu hiệu mất nước. Nếu bé trông yếu, các triệu chứng không tiến triển theo thời gian, hay bác sĩ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn, họ có thể thực hiện nghiên cứu thêm phân của bé và tìm cách chữa trị phù hợp.