Dấu hiệu trẻ đi ngoài nhiều trong ngày có thật sự nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lần đi trong ngày, tình trạng phân, biểu hiện của trẻ

Bé 4 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Đối với bé 4 tháng tuổi thì việc đi ngoài từ 3 đến 5 lần/ngày, đi kèm theo là một số biểu hiện như: phân màu vàng, có lợn cợn các hạt, hơi sệt,.. thì đó là điều bình thường. Ở giai đoạn này, đa phần các bé chỉ ăn, ngủ và đi ngoài, thậm chí có trẻ vừa bú xong đã đi ngoài liền vì trong sữa mẹ có khá nhiều chất dinh dưỡng. 

Bên cạnh đó, nếu bé vẫn chơi, ngủ bình thường, bụng không trương phình thì bố mẹ cũng không cần lo lắng. Vì vậy, điều này không có gì quá lạ bởi chứng tỏ rằng hệ tiêu hóa của bé hấp thu các chất và hoạt động rất tốt.

Tìm hiểu bé 4 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần (minh họa)

Trẻ 4 tháng bị đi ngoài nhiều hơn 5 lần là biểu hiện gì? Mẹ phải làm sao?

Mẹ đã biết bé 4 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần là bình thường nhưng nếu như trẻ 4 tháng bị tiêu chảy liên tục trong nhiều ngày, cùng với đó kéo theo một số biểu hiện như:

Phân lỏng nước, có chất dịch nhày, có bọt, có màu xanh, có mùi tanh, có lẫn máu….

Ngoài ra, bé nhăn nhó, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, thậm chí có thể sốt. Nguy hiểm hơn là có dấu hiệu mất nước, biểu hiện như: khóc không ra nước mắt, ít tiểu hoặc không tiểu, da khô,…  

Mẹ cần làm gì? Lúc này bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở ý tế gần nhất để được chữa trị kip thời.

Để những biểu hiện trên giảm thiểu, cũng như giảm bớt sự lo lắng cho các bậc bố mẹ, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để bố mẹ cùng tham khảo:

  • Đảm bảo không gian sống của bé được sạch sẽ, đồ chơi và vật dụng của bé phải được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.
  • Các thực phẩm cho bé phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến đúng cách và thật kỹ lưỡng. 
  • Tạo thói quen cho bé rửa tay trước khi ăn, vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên.
  • Nên cho trẻ uống vắc xin để phòng ngừa tiêu chảy cấp do vi rút Rota.
  • Trước khi cho bé bú, thì mẹ nên vệ sinh ngực thật sạch bằng khăn ấm trước và sau khi cho bé bú.
  • Các mẹ cũng cần phải theo dõi đến chế độ ăn uống của mình. Trường hợp phải dùng thuốc, thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh đưa các chất không tốt vào cơ thể bé.

Khi các mẹ đã biết được biểu hiện đi ngoài của bé, thì cần có những biện pháp phòng tránh kịp thời để tránh tình trạng này ở bé. Nó sẽ không còn là mối trở ngại nếu được kiểm soát đúng cách.

Tìm hiểu bé 4 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần (minh họa)

Bé ít đi ngoài là bệnh gì? Mẹ phải làm sao?

Bé có tần suất đi ngoài quá ít so với các bé khác, vì những nguyên nhân sau đây: trong chế độ ăn của bé chưa có đủ chất xơ, chất khoáng cũng như thiếu nước, dẫn đến tình trạng bé có khả năng bị táo bón cao. Chính vì vậy, các mẹ cảm thấy bé ăn rất nhiều nhưng đi ngoài lại ít trong ngày, thì nên bổ sung cho bé những chất trên cần thiết cho cơ thể bé.

Ngoài ra, các mẹ cần massage bụng cho bé để kích thích đường ruột. Khi bé đi cầu nên xi thêm, để bé có phản xạ tăng co bóp tống phân ra. Bên cạnh đó, bé vận động nhiều sẽ giúp cho đường ruộc tốt hơn.

Tốt nhất các mẹ nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa nhi, để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị nếu như việc đi ngoài cho bé không hiệu quả. 

Bé cần được rèn luyện thói quen đi vệ sinh bằng cách tập phản xạ rặn.

Lưu ý của mẹ để bé đi ngoài bình thường

 Tiêu chảyTáo bón
Khi nào cần lưu ý
  • Phân ở dạng lỏng, có dịch nhờn hơn bình thường.
  • Số lần đi ngoài tăng nhiều hơn.
  • Số lần đi ngoài ít hơn so với thường ngày.
  • Phân ở dạng cứng và khó rặn.
Khi nào không cần lo lắng
  • Mặc dù bé có các biểu hiện trên và không còn dấu hiệu nào khác. 
  • Mặc dù số lần đi ngoài trong một ngày nhiều hơn, đó là thói quen đi ngoài hàng ngày của bé. Nếu xảy ra khi bé ăn dặm thì chỉ là tình trạng tạm thời. Đó cũng là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng cơ thể bé ở giai đoạn phát triển.
Bé đi ngoài ít, nhưng phân vẫn mềm.
Khi nào có dấu hiệu cần quan tâm
  • Đi kèm những dấu hiệu khác, như: bé khó chịu, quấy khóc,… thậm chí bé ngưng đòi ăn uống đột ngột, da bé nhợt nhạt. Điều này có thể là do bị mất nước.
  • Có máu hoặc chất nhày trong phân lỏng, ngoài ra kèm theo một số biểu hiện như sốt, nôn mửa,..
  • Bụng bé bị trương lên và bé không muốn ăn.
  • Bé bứt rứt mỗi khi đi đại tiện.
Khi nào cần có sự can thiệp của y tếChỉ được sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc gặp các triệu chứng đáng lo ngại sau khi bé tiêu chảy.Khám bác sĩ khi bé bị đau hoặc cảm thấy cực kì khó chịu. 
Cách xử lý 
  • Thay đổi tã thường xuyên cho bé.
  • Rửa mông bé với vòi nước.
  • Cung cấp nhiều nước cho bé bằng cách cho bé uống nước ấm, chất bù điện giải hoặc ăn canh rau củ thường xuyên.
 

 

  • Xoa nhẹ bụng bé theo hình vòng tròn quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ.
  • Cho bé ăn những món có nhiều chất sơ như: rau, củ.

Các mẹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bé, lên lịch ăn uống hợp lý để tạo thói quen ăn – ngủ – chơi cho bé phù hợp. Nếu như gặp phải những trường hợp lạ và một số biểu hiện đã được cung cấp, nêu chi tiết cụ thể trong bài viết trên thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện nhi khoa gần nhất để được hướng dẫn và ngăn ngừa kịp thời, bảo vệ sức khoẻ, thể trạng cũng như sự phát triển của trẻ.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh/