Nếu bạn đã từng làm Bố – làm Mẹ có con từ 2-3 tuổi, mình tin chắc rằng cảm giác vui sướng mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ nhận được lời chúc của con “Chúc Mẹ – ngủ ngon” hay mỗi sáng trước khi đi làm bé chào “Chào Bố – Em – đi học”. Tuy nhiên, tùy có bé phát triển kỹ năng sớm hay muộn. Và để cho bé phát triển kỹ năng đúng tuổi thì yếu tố quan trọng nhất là Bố Mẹ phải luôn luôn đồng hành cùng con từ câu nói cho đến hành động. Hôm nay các mẹ đi theo mình để tìm hiểu xem bé 2 tuổi cần học những kỹ năng gì nhé.

Bé 2 tuổi biết làm gì? Các kỹ năng bé cần có khi 2 tuổi

Trong vô vàn kỹ năng bé phải học được ở độ 2 tuổi mình tóm tắt có 4 loại kỹ năng chính sau đây:

Thứ nhất: Kỹ năng vận động (Vận động thô và vận động tinh)

a. Những vận động thô bé phát triển lúc bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi biết làm gì ba mẹ cần chú ý đến sự phát triển của kỹ năng vận động thô. Kỹ năng vận động thô là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ. Trò chơi vận động và đồ chơi thể thao, đồ chơi nước giúp trẻ tập vận động tay, chân, tập phản xạ, độ uyển chuyển, phối hợp giác quan và các chi.

– Bé leo lên và đi xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn hoặc không và leo liên tục 2 chân.

– Bé đi được xe đạp ba bánh: Bé đặt chân lên bàn đạp khi được đẩy và đạp xe, còn đặt chân xuống đất khi đến khúc quanh.

– Bé 2 tuổi biết làm gì? Bé có thể nhảy và chân vừa vặn nhấc khỏi mặt đất hoặc nhảy từ một khối/bậc thang dưới cùng khi tay bé được người lớn giữ. Bé bước qua vật chướng ngại khi đang đi, đi giật lùi và xổm chơi không mất thăng bằng.

– Bé đứng trên các đầu ngón chân và đứng một chân trong 3 giây. Bé chạy về phía trước cả bàn chân, người cứng và đi 4 bước với từng chân đi trên từng bậc.

– Bé đá một trái banh bằng chân, ném một trái banh về phía trước mà không té với 2 tay và với một động tác cả thân người.

Bé nhà mình hiện tại đã thành thạo tất cả kỹ năng vận động thô, ngoài ra bé còn đi thành thạo xe đạp cân bằng.

Cùng mẹ Tíu tìm hiểu bé 2 tuổi biết làm gì

b. Những vận động tinh bé phát triển lúc 2 tuổi

Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay, phát triển tùy theo việc chơi – tập luyện của trẻ. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp.

– Bé 2 tuổi biết làm gì, kỹ năng vận động tinh bé cần có như: Hoàn thành đồ chơi xếp hình đơn giản, bắt chước xếp xe lửa và xây tháp với 6-7 hình khối (2 tuổi)

– Bé cầm bút chì màu bằng ngón tay bắt chước nguệch ngoạc đường tròn, vạch trên giấy các đường vạch một cách chủ động và vẽ đường thẳng ngang.

– Bé nắm hai cánh cửa. Bé luồn các hột gỗ lớn có lỗ vào một sợi dây, mở kéo bằng hai tay và cắt đường thẳng với kéo.

– Bé lật sách từng trang một, chỉ vào những đặc điểm nhỏ trong sách hình và tự xem sách một mình.

Cùng mẹ Tíu tìm hiểu bé 2 tuổi biết làm gì

Thứ hai: Kỹ năng ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi không những hiểu được hầu hết những gì bạn nói mà còn biết tương tác với người đối diện

  • Hiểu được câu nói của bố mẹ kết hợp 2-3 câu với nhau, vd: “Con đi vào phòng và lấy ô tô ra chơi”
  • Nhận biết và nhận dạng được hầu hết các bức tranh và đồ vật quen thuộc
  • Hiểu được hầu hết các câu nói
  • Hiểu được mối quan hệ vật lí (trên, trong, dưới)
  • Bé 2 tuổi biết làm gì, mẹ sẽ bất ngờ về khả năng ngôn ngữ của con, trẻ nói được những câu gồm 3-4 chữ như: Bố trêu con, con nhớ mẹ
  • Nhớ tên ông bà, các bạn, bố mẹ, có những bé nhớ được cả số điện thoại
  • Sử dụng đại từ (con, mẹ, chúng ta) và những từ số nhiều ví dụ như: mấy con chó, nhiều cái kẹo

Cùng tìm hiểu bé 2 tuổi biết làm gì

Thứ ba phát triển thị giác

Độ 2 tuổi bé cũng cần có những kỹ năng về thị giác như sau

  • Có khả năng xếp chồng 6 hình khối lên với nhau
  • Mở các trang sách để xem
  • Bé có thể xâu hạt (dạng to) vào chuỗi vòng

Thứ tư phát triển kỹ năng xã hội

Ở độ 2 tuổi bé học rất nhanh phát triển kỹ năng xã hội để sinh tồn:

  • Chơi nhóm với các bạn cùng lớp hoặc tự chơi được một mình
  • Thể hiện cảm xúc khi không thích
  • Tự cầm thìa xúc ăn
  • Thể hiện nhu cầu đói, khát của bé
  • Ra hiệu khi muốn đi vệ sinh với bố mẹ

Cùng mẹ Tíu tìm hiểu bé 2 tuổi biêt làm gì

Cách dạy trẻ 2 tuổi thông minh như thế nào?

Thay quát mắng bằng lời giải thích cặn kẽ vì sao con nên – không nên làm

Để phát triển kỹ năng cho bé thì mỗi ông bố bà mẹ cần hiểu được phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi. Mình nhớ có lần sau khi ăn cơm xong con lại lôi 2 thùng gạo ra chơi, bố nói “không” và ngay lập tức con mình dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Đó là dấu hiệu của sự không hài lòng của trẻ.

Khi thấy con khóc, mình thường đặt mình vào vị trí của con và dạy con cách thể hiện ý kiến.

Ví dụ như trường hơp trên, thay vì mệnh lệnh mình sẽ nói con từ từ là “Nhà mình vừa ăn cơm xong, nếu con chơi chạy nhảy và lấy thùng gạo ra thì con sẽ bị đau bụng vì con mới ăn no không nên hoạt động mạnh” Bé lúc đó sẽ hiểu rằng “Mới ăn no – chạy nhảy sẽ bị đau bụng” nên bé sẽ dừng lại.

Một hành động biểu tình con không thích của bé nhà mình nơi công cộng

Mỗi bố mẹ không nên chỉ la mắng “tại sao con khóc” “con không được nghịch”,… vì như sẽ rất khó cho cả hai để vượt qua giai đoạn này của con trẻ. Bố mẹ nên biết cách diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Dạy cho con tính tự lập

Trẻ 2 tuổi bắt đầu giai đoạn tự lập và muốn tách khỏi bố mẹ để tự xoay sở mọi việc. Nhưng bé không thể biết đâu là tự lập phù hợp với độ tuổi của bé bố mẹ sẽ là người dạy bảo con nên làm những gì và không nên làm những gì

Hành động tự lập phù hợp:

Từ 2 tuổi trẻ có thể làm việc nhà: Lau bàn, lấy đồ vật, xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, tự rửa tay,… có rất nhiều việc vặt trong nhà phù hợp với bé. Cho dù bé làm không được tốt theo ý của bạn nhưng đừng quên khen ngợi sau khi bé hoàn thành công việc bởi việc này rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn. Mẹ hãy để bé thực hành những kỹ năng này mặc dù sẽ cần nhiều thời gian. Càng dành nhiều thời gian dạy con từ bây giờ bạn càng nhàn về sau.

Hành động tự lập không phù hợp:

Bé thấy mẹ làm và bé cũng sẽ làm theo, những việc tự lập không phù hợp độ tuổi của bé vì sẽ gây lại những kết quả thương tích ví dụ như: bật bếp ga, lấy dao để cắt, sạc điện thoại cho bố mẹ,…. Đối với những hành động tương tự như này bố mẹ cần giải thích cho con theo phương thức nguyên nhân kết quả để bé tránh lặp lại hành động

Bạn nên dạy con về mối quan hệ nguyên nhân kết quả.

Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia cho biết trẻ 2 tuổi rất thích những từ mang nội dung nguyên nhân và kết quả. Rất đơn giản thôi, ví dụ con rất thích nghịch ổ cắm điện như bố mẹ bạn chỉ cần nói “Nếu con còn sờ vào ổ cắm điện thì điện sẽ làm con bị đau tay, rất nguy hiểm”

Nhiều bà mẹ thường nói với con “Ổ điện xấu tính, làm con bị giật” Làm như vậy khiến trẻ không nhận biết được mối quan hệ nhân – quả, do đó chúng sẽ không hiểu bản chất sự việc.

Những biểu hiện cho thấy chậm phát triển ở trẻ 2 tuổi

Với kinh nghiệm của một bà mẹ đang nuôi con thì mình không thể đưa ra những luận điểm để chỉ ra những biểu hiện cho thấy chậm phát triển ở trẻ 2 tuổi được. Tuy nhiên, So với những kỹ năng bé 2 tuổi cần mình đã đưa ra ở đầu bài thì các mẹ có thể nhìn nhận lại môi trường con mình tiếp xúc và nhận thấy con mình đang chậm phát triển ở mức độ nào. Có phải do môi trường hay do bản năng của bé tiếp thu kém.

Đối với chậm phát triển thì các mẹ cũng có thể nhìn nhận được chậm theo ở kỹ năng nào trong 4 kỹ năng: Vận đông, ngôn ngữ, thị giác  & xã hội.

Ví dụ như ở độ 2 tuổi mà bé nói rất ít, ví dụ chỉ mới nói được 1 từ mẹ, bà, bố,… thì mẹ cần cho con tiếp xúc môi trường được giao tiếp ngôn ngữ nhiều hơn, tập cho con nói những câu liền 2-3 từ để bé tập nhanh hơn.

Sự gần gũi và yêu thương của bố mẹ cũng là một liều thuốc hết sức quan trọng để trẻ tiến bộ. Bố mẹ hãy dành thời gian cho trẻ nhiều hơn, nói chuyện nhiều với trẻ, có thể trẻ không hiểu những điều bạn nói nhưng sẽ cảm nhận được tình thương yêu từ bố mẹ.

Nếu cảm thấy không yên tâm về sự phát triển của con mình, các bậc cha mẹ có thể đưa con đi khám bác sỹ để được đánh giá chính xác nhất để đưa ra phương pháp phù hợp hơn cho từng trẻ.

Kết luận:

Mỗi một giai đoạn trẻ sẽ thể hiện những kỹ năng vận động khác nhau. Cha mẹ cần theo dõi và đánh giá để biết hướng cải thiện và hướng dẫn cho con. Tuy nhiên, sẽ có những trẻ không thể bắt kịp vì những vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển.

Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc (can thiệp sớm) càng tốt. Vì vậy, nếu cha mẹ lo lắng về bất kì mặt nào về sự phát triển của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ hay y tá nhi khoa để nhận được sự giúp đỡ.

Chúc các bé luôn ngoan ngoãn và khỏe mạnh.

Tìm kiếm liên quan

bé 2 tuổi biết làm gì

be 2 tuoi biet lam gi