Trò chuyện thật nhiều từ khi bé chưa biết nói

Chẳng bao giờ là quá sớm khi truyền cho trẻ niềm yêu thích ngôn ngữ. Ngay bé mới chào đời, hai vợ chồng tôi đã liên tục trò chuyện với con. Chiến lược này quả thực đã làm nên điều kỳ diệu, cậu bé 6 tháng tuổi đã bập bẹ nói được từ. Gần đây, tôi đọc được một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Amsterdam, học chỉ ra rằng trẻ có thể học ngôn ngữ với những điều đơn giản nhất như ngữ điệu và giọng nói ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Trẻ em chỉ mất khoảng vài tuần để làm quen với những điều cha mẹ nói. Ngay từ ngày ngày trào đời trẻ đã có thể nghe được thông tin, sau đó não bé sẽ học cách sắp xếp các từ và cụm từ một cách thích hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng nên quá đà trong việc tạo ra những trải nghiệm thú vị cho trẻ, chỉ cần bạn thường xuyên nói chuyện và kiên nhẫn với bé. Theo thời gian khi con bạn nghe được nhiều hơn nghĩa là vốn ngôn từ sẽ giàu có hơn.
Các chuyên gia chia sẻ rằng, cách mà trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ không quan trọng bằng số lượng từ mà trẻ thu nhận được. Số từ mà một trẻ 3 tuổi nghe được sẽ tương ứng với sự thành công sau này của trẻ.
Mỗi ngày, tôi thường nói chuyện với bé khá nhiều. Tôi luôn tưởng tượng mình là một phát thanh viên đang dẫn trương trình nào đó và tìm cách hay nhất để truyền đạt cho người nghe bé bỏng trên tay tôi.

Số từ mà một trẻ 3 tuổi nghe được sẽ tương ứng với sự thành công sau này của trẻ

Để trẻ nói chuyện một mình

Nghe thì có vẻ như tự kỷ nhưng đây là một cách tuyệt vời để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ là để trẻ nói chuyện một mình. Chắc chắn rằng nghe vậy, các mẹ có thể thấy không ổn nhưng phương pháp này rất hiệu quả để tạo thói quen phát ngôn và tạo niềm vui cho trẻ. Đôi khi, cha mẹ ở vị trí người lắng nghe con mình cũng cảm thấy rất thú vị.
Giao tiếp nhiều với trẻ
Việc giao tiếp hàng ngày giống như một khu vườn sẽ càng sinh sôi um tum cây cối nếu chúng ta chăm sóc kĩ lưỡng. Và đây cũng chính là nguyên tắc được áp dụng trong khi dạy ngôn ngữ cho trẻ ngay từ nhỏ. Đó là 1 trong những nguyên tắc mà vợ chồng tôi áp dụng trong cách dạy con. Hai vợ chồng tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều hoạt động có kèm theo ngôn từ để chia sẻ với con. Có thể là một cuộc hội thoại, hoặc kể truyện kèm theo các câu hỏi và đôi khi là những bài hát thiếu nhi. Sự phát triển ngôn từ của trẻ phát triển mạnh ở giai đoạn từ 20 đến 24 tháng tuổi.
Khi nói chuyện với con, hãy kiên nhẫn. Khi trẻ đã có một chút phản ứng với lời nới của bạn là bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể nói. Bố mẹ nên tỏ ra ghi nhận những nỗ lực của bé và cùng con cố gắng thêm nữa. Đây là cách tốt nhất để dạy trẻ tập nói.
Cha mẹ cũng có thể cho con xem tranh ảnh và đặt ra những câu hỏi theo kiểu: “Con nhìn thấy gì trong bức ảnh này?”. Sau đó, để thời gian cho con trả lời theo cách riêng của chúng, không áp đặt.

Khi nói chuyện với con, bạn nên tương tác với con qua ánh mắt nữa để tạo động lực cho con cố gắng hơn. Bày tỏ niềm vui mừng hoặc đưa ra một lời khen ngợi cho mỗi câu trả lời của bé là một thái độ tích cực và cần thiết để bé muốn giao tiếp nhiều hơn nữa.

Bạn nói gì, trẻ sẽ nói nấy...

Các giai đoạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ
Mặc dù mỗi bé sẽ có giai đoạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ khác nhau, các nhà khoa học có thể dự đoán được một sự tiến triển các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ thành những giai đoạn sau:

Từ 0-4 tháng: Trẻ em bắt chước một số âm thanh nhất định và đặc biệt chú tâm tới giọng nói của những người xung quanh.

Từ 4-7 tháng: Trẻ bắt đầu phản ứng với âm thanh và bập bẹ nói những từ đầu tiên.
Từ 7-12 tháng: Trẻ biết kết hợp những âm tiết và nói được nhiều từ hơn, bắt đầu ghép từ.
Từ 12 đến 18 tháng: Từ vựng của trẻ phát triển rất nhanh, trẻ thường nói nhiều từ cùng một lúc, thậm chí là câu với những tiếp thu ngôn ngữ nhanh.
Từ 18 đến 30 tháng: Trẻ có thể nói được những cụm từ nhỏ, thậm chí là nói một câu dài.
Nếu đến khi được 18 tháng tuổi mà con của bạn không được nói ít nhất 15 từ, bạn nên cho con đi khám. Vì mỗi em bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ theo tốc độ riêng nên cần quan tâm và phát hiện kịp thời để chữa trị hiệu quả.