Cho con bú mẹ trực tiếp là một trong những khoảnh khắc thiêng liêng nhất kết nối tình mẫu tử. Tuy nhiên, vì 1 lí do nào đó như đi làm trở lại, bạn không thể hàng ngày cho bé bú liên tục được nữa, lúc này bạn cần phải vắt sữa và cất trữ lạnh rồi cho bé ăn. Việc làm này có những thuận lợi sau: giúp bé vẫn tiếp tục được ăn sữa mẹ; bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng có thể cho bé ăn sữa thay mẹ; mẹ có thể làm được việc bên ngoài hoặc tranh thủ nghỉ ngơi thêm.
Bảo quản đúng cách sẽ giúp lưu giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng trong sữa mẹ .
Tuy nhiên, việc làm thế nào bảo quản sữa mẹ sau khi vắt để giữ được nguồn dinh dưỡng trong sữa là 1 vấn đề không kém phần quan trọng.
Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các mẹ nắm được những quy tắc cơ bản, việc nên và không nên khi trữ sữa cho bé để đảm bảo lưu giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ:
Mẹo “nhỏ nhưng có võ” dành cho mẹ:
– Chia sữa theo cữ ăn của bé (60-150ml) trong mỗi bình/túi trữ sữa.
– Dán ngày vắt sữa hoặc dùng bút ghi ngày bên ngoài vỏ bình/túi trữ để dễ dàng biết hạn dùng.
– Làm lạnh sữa mới vắt rồi mới cất chung vào khay/hộp cùng với các túi sữa vắt trước đó, vì nếu cho trực tiếp sữa ấm mới vắt vào sữa đã cất tủ lạnh hoặc đã đông sẽ khiến hỗn hợp sữa mới – cũ bị tan, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
– Nhớ ghi tên bé lên vỏ túi/bình sữa để tránh nhầm lần khi mẹ muốn gửi sữa đến ngân hàng sữa mẹ hoặc lưu trữ ở nơi khác mà không phải nhà mình.
– Có thể để chung các túi trữ sữa vào hộp cứng để tránh các túi bị va đập hoặc rách. Lưu ý không xếp túi chật quá, nên có khoảng cách giữa các túi vì sữa khi cấp đông sẽ nở ra, nếu xếp chật quá cũng dễ vị vỡ túi.
– Hiện tượng “tách” sữa là bình thường do các chất dinh dưỡng hay “kem sữa” sẽ nổi lên trên. Trước khi hâm sữa, đảo túi qua lại nhẹ nhàng để hòa tan hỗn hợp sữa, tuyệt đối không lắc sữa vì sẽ tạo bọt khí làm bé bị đầy bụng sau khi ăn.
Nguồn: Parent