Để thực sự quan tâm đến việc học của con, bạn hãy bắt đầu bằng những câu hỏi sau:

Con bạn sẽ học gì?

Bạn hỏi giáo viên ở lớp xem con bạn có đáp ứng được yêu cầu của lớp học hay không?

Quy định của giáo viên là gì?

Giáo viên mới cũng sẽ có những quy định cho việc hoàn thành bài tập, học bù các bài nghỉ và cách chấm điểm sẽ khác với giáo viên trước đây. Khi tìm hiểu được các nguyên tắc bạn có thể chia sẻ cùng con mình để trẻ nắm được.

Trẻ cần cư xử như thế nào ở trường học?

Ở trường bé sẽ cư xử khác với ở nhà. Cần chia sẻ với giáo viên liệu con bạn có tuân theo các quy tắc và các cách cư xử ở lớp của bé có phù hợp với độ tuổi không. Hãy chia sẻ với con về cách cư xử với giáo viên, bạn bè, và bé sẽ bị phạt nếu vi phạm các quy tắc của trường.

Biểu hiện của bé ở trường?

Liệu con bạn có tỏ ra thích thú với môn học mới hay là cảm thấy không mấy hào hứng trên lớp học hay các hoạt động khác ở trường? Liệu con bạn có mong đợi gặp gỡ các bạn bè trong lớp hay sợ bị trêu trọc ở sân trường? Hiểu được điều này để biết con bạn có thiếu tính tự tin hay dễ hoảng sợ trước khó khăn không. Cần thường xuyên tìm hiểu thái độ và quan hệ với bạn bè, giáo viên của bé.

Bé học trên lớp như thế nào?

Trao đổi với giáo viên để xem con bạn đã cố gắng trong học tập. Bé có chú ý nghe giảng hay dễ mất tập trung. Nếu trẻ không cố gắng hết sức mình, vậy căn nguyên gốc của vấn đề là gì. Tốt nhất là bạn trao đổi với giáo viên xem cách học của con có khác thường so với các bạn cùng lớp không. Chắc chắn phải tìm hiểu điều này để tìm ra căn nguyên của sự thay đổi liên quan tới tinh thần hay thể chất?

Trẻ hòa đồng như thế nào?

Phát triển kỹ năng xã hội là một điều rất quan trọng ở trường. Chia sẻ với trẻ và giáo viên để xác định xem mức độ hòa đồng ở trường như thế nào. Liệu bé có dễ làm quen với bạn mới dễ dàng hay không? Cách trẻ giải quyết mâu thuẫn với các bạn khác như thế nào? Các bạn khác có đặt cho trẻ biệt danh khác và trẻ thích hay ghét tên gọi đó.

Trẻ đang gặp khó khăn gì?

Bạn cần nắm chắc các khó khăn và tại sao trẻ lại gặp khó khăn đó. Chẳng hạn, trẻ có điểm các môn xã hội thấp vì trẻ không đọc nhiều hay do trẻ không tập trung trong giờ học. Hỏi xem liệu bạn có thể giúp gì cho trẻ hay tìm xem có các nguồn khác như gia sư hay giáo viên trợ giúp con mình.

Điểm mạnh của trẻ là gì?

Điều quan trọng là cần nắm được xem con bạn mạnh về môn gì và có khả năng gì, có tham gia vào hoạt động nhóm tốt không. Động viên, khen ngợi kịp thời trong những môn và lĩnh vực cháu đã thực sự tiến bộ để tạo động lực cho bé.

Tomson Nguyễn, giảng viên chuyên nghiên cứu về các phương pháp học tập đỉnh cao đưa ra những tín hiệu khó khăn của trẻ tại trường:

– Bỗng nhiên bé muốn xem tivi nhiều. Đó là bởi bé gặp khó khăn ở trường và thích lao về nhà xem tivi.

– Bé đột nhiên không muốn đến trường. Có thể bé gặp vấn đề với bạn bè hay thầy cô. Đó là thời điểm bạn cần kiểm tra kỹ.

– Bé bắt đầu phàn nàn về việc học tập có khó khăn. Thường khi gặp khó khăn, bé thường tìm người khác để thổ lộ. Khi bé chưa nhận thấy trách nhiệm thì bé sẽ không tìm cách giải quyết được khó khăn này.

– Trẻ thường nói “Con không bao giờ nghĩ con sẽ học giỏi”.

“Khi gặp những dấu hiệu này bạn cần đến gặp giáo viên để chia sẻ”, Tomson khuyến cáo.