Từ lúc thụ thai cho đến tuần thứ 4

1. Trứng rụng: Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, một nõa bào hay còn gọi là trứng chín sẽ rụng từ một trong hai buồng trứng của bạn và người đàn bà chỉ có thể làm mẹ trong khoảng thời gian đó. Các vòi nhỏ ở đầu vào Fallopian tube còn gọi là loa vòi sẽ chụp bắt noãn bào và hút nó vào trong. Noãn có thể tồn tại trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu noãn không thụ tinh nó sẽ bị đẩy ra ngòai âm đạo cùng với một lớp màng tử cung bong ra lẫn với máu và dịch nhầy trong kỳ kinh vào tháng tới.

2. Sự thụ tinh: Tinh trùng có một chất men có khả năng phá vỡ lớp vỏ bên ngòai của trứng, và một trong số các tinh trùng có thể tiến vào bên trong trứng. Ngay sau khi một tinh trùng lọt vào được trong trứng thành công, sẽ không có tinh trùng nào khác có thể chui vào được nữa. Tinh trùng lọt vào được trứng ấy mất đuôi, và đầu của nó bắt đầu phình ra. Nó hợp nhất với trứng tạp thành một tế bào duy nhất (hợp tử).

Sự di chuyển của tinh trùng: khi giao hợp, người đàn ông có thể xuất tinh và đưa khoảng 200 đến 400 triệu tinh trùng vào trong âm đạo. Nhiều tinh trùng sẽ rơi vãi ra ngòai hay thất lạc trên đường đi tìm trứng, một số tinh trùng khác bơi lội trong dịch nhầy của cổ tử cung tiết ra. Số tinh trùng này phải vượt qua tử cung vào ống dẫn trứng. Nếu trứng chưa rụng, tinh trùng có thể tồn tại trong ống dẫn trứng tới 48 tiếng.

3. Sự phân bào: Ngay lập tức sau khi thụ tinh, hiện tượng phân bào bắt đầu. Trong khi di chuyển xuống ống dẫn trứng, số tế bào trong trứng tiếp tục tăng lên không ngừng.

4. Đến tử cung: Vào ngày thứ tư sau khi thụ tinh, trứng đến được buồng tử cung. Nó đã phát triển thành một vật thể hình cầu có khoảng 100 tế bào với một nang chứa đầy dịch lỏng. Tuy nhiên, kích cỡ của nó còn quá nhỏ và mắt thường chưa thể trông thấy được. Vài ngày sau nó nổi bồng bềnh trong buồng khoang tử cung.

5. Sự làm tổ (bám và thành tử cung): Trứng được thụ tinh bắt đầu bám vào lớp niêm mạc mềm và dày của tử cung vào tuần thứ ba. Hiện tượng này gọi là sự gắn bám của trứng vào thành tử cung. Khi trứng đã bám được vững chắc vào thành tử cung, việc thụ thai coi như đã hoàn tất. Những cái lông giống như bọt biển của lớp tế bào bên ngòai của phôi bắt đầu bám dính vào lớp niêm mạc tử cung, ăn thông với các mạch máu của người mẹ. Sau đó màng lông này phát triển thành nhau của thai nhi. Một số tế bào phát triển thành dây rốn và các lớp màng bảo vệ thai nhi. Các tế bào bên trong phân chia thành ba lớp, phát triển thành các thành phần khác nhau trong thân thể em bé của bạn.

Thường thì tốt nhất nên sinh con ở tuổi nào?

Có lẽ tuổi tốt nhất để có con là trong khoảng tuổi đôi mươi. Tuy nhiên ngày nay ở nước ta phụ nữ càng lúc càng lập gia đình trễ và các cặp vợ chồng trẻ thường đợi khi có đủ điều kiện tài chính mới có con, do vậy tuổi sinh con của phụ nữ ngày càng cao. Rủi ro từ các ca sinh khó sẽ tăng đáng kể khi người mẹ trên 35 tuổi, nhưng bạn có thể an tâm nếu bạn giữ được thân hình thon thả và mạnh khỏe. Khi lớn tuổi, bạn cũng có khả năng sinh con bị hội chúng Down (thần kinh chậm phát triển) Dưới 18 tuổi, thì nguy cơ sinh con tử – sản hay nhẹ cân tăng cao. Tuy nhiên, nếu đi thăm thai đều đặn và giữ được sức khỏe thì nguy cơ này giảm đi nhiều

Tôi có thể làm điều gì để tác động vào giới tính của em bé?

Giới tính của đứa bé được quyết định bởi tinh trùng của người đàn ông. Nó có thể là nhiễm sắc thể X hoặc Y. Các cuộc nghiên cứu cho rằng tình trùng đực (Y) bơi nhanh hơn tinh trùng cái, nhưng lại sống không lâu bằng. Do đó bạn có thể gia tăng cơ may có một bé trai nếu bạn giao hợp khi bạn đang ở thời điểm trứng chín (khoảng 14 ngày trước khi kỳ kinh xuất hiên) và có một vé gái nếu bạn giao hợp 3 ngày trước khi trứng rụng.