“Là con gái!” – bác sỹ sản khoa đã reo lên trong khi tôi đang thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng thì con cũng chịu ra đời.
Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác đó, tim đập thình thịch khi bác sĩ đặt bé lên tay tôi, tự hỏi từ trước đến giờ tôi đã sống thế nào khi chưa có con. Trong vài giây, chúng tôi đã trở thành mẹ con – mối liên kết mãi mãi.
Nhưng cuộc gặp gỡ đầu tiên không được yên ả lắm vì còn có rất nhiều thứ khác đang xảy ra. Cô hộ lý đang bận rộn lo liệu cái dây rốn, thứ đã gắn kết mẹ con tôi suốt chín tháng liền.
Trong khi tôi nhìn con trong lòng có chút sợ hãi, thì chỉ trong vài giây, cô hộ lý đã kẹp cái dây rốn bằng một dụng cụ giống như kéo và đưa cho chồng tôi cắt.
Khi tôi còn chưa kịp hoài niệm tiếc nuối gì thì cái sợi dây cung cấp thức ăn, oxy nuôi dưỡng con tôi suốt 9 tháng đã biết mất”.
Đó là tâm sự đầy trăn trở của một người mẹ về những trải nghiệm khiến cô tiếc nuối nhất khi sinh con. Việc trì hoãn kẹp dây rốn khoảng 1 phút sau khi các em bé chào đời cũng là một chủ đề nóng được nhiều mẹ quan tâm. Khoảng thời gian ngắn ngủi sau sinh đó có lẽ là hầu như trong chúng ta chẳng ai để ý tới. Nhưng thực chất 60 giây ngắn ngủi đó, những phút giây đầu tiên của cuộc sống đó, lại rất quan trọng đối với sức khỏe của bé.
Việc cắt dây rốn ngay sau khi sinh là để giúp bác sĩ có thể di chuyển bé và thực hiện một số công đoạn cho bé dẽ dàng hơn, và để đảm bảo thuốc mà người mẹ dùng lúc sinh nở sẽ không truyền sang cho bé. Một số bác sĩ cũng tin rằng, việc kẹp dây rốn sẽ giúp người mẹ tránh khỏi nguy cơ bị xuất huyết.
Việc cắt dây rốn chậm vài phút sau khi sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.
Tuy nhiên, quan niệm làm một việc chỉ bởi vì nó “thường được làm theo cách đó” cần được thay đổi, bởi vì càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, đợi ít nhất một phút sau sinh mới kẹp dây rốn sẽ mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên cho em bé.
Đầu tiên, như bạn biết, em bé nhận được oxy từ máu của bạn thông qua dây rốn để hít thở. Nếu không có áp lực từ dây rốn, phổi của bé sẽ gặp khó khăn khi nhận máu đổ tràn vào phổi khi mà các tế bào lót phổi mở ra với luồng khí oxy đầu tiên từ không khí. Sự vận chuyển này sẽ không dễ dàng gì ở một vài trẻ và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cắt dây rốn muộn hơn sẽ giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn, cho đứa trẻ nhiều máu và thời gian hơn, nhiều oxy hơn để điều chỉnh.
Việc hoãn quá trình kẹp dây rốn ít nhất một phút sau khi đã được chứng minh rằng giúp tăng đáng kể lượng sắt và hemoglobin trong cơ thể bé, mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ. Ngoài ra, việc cắt dây rốn muộn còn có những lợi ích sau:
– Cân nặng lúc mới sinh cao hơn.
– Hàm lượng hemoglobin cao hơn.
– Hàm lượng sắt về lâu dài cao hơn, ít nguy cơ thiếu sắt ở 3, 4 tháng tuổi.
– Giảm nguy cơ xuất huyết hậu sản ở người mẹ.
– Giảm nguy cơ thiếu máu.
Việc hoãn quá trình kẹp dây rốn ít nhất một phút sau khi chào đời đã được chứng minh rằng giúp tăng đáng kể lượng sắt và hemoglobin trong cơ thể bé.
Lượng máu mà trẻ nhận được từ dây rốn ngay sau khi sinh ra rất lớn. Một bác sĩ cho biết: “Quá trình sinh đã lấy đi 30 đến 40% lượng máu của trẻ.”
Khi Nicole Lang, một bà mẹ 42 tuổi ở Mỹ đang mang thai đứa con trai Gavin đã ngạc nhiên khi nhận ra rằng, những quy định chung trong phòng sinh, bao gồm việc cắt dây rốn ngay lập tức, lại dường như không đem lại điều tốt nhất cho con.
Cô nói: “Chúng tôi cũng có quyền nêu ra ý kiến mà. Nên tôi đã nói với bác sĩ của mình.”
Cô Lang cho biết bác sĩ của cô khá cởi mở khi cô đưa ra ý kiến không cắt dây rốn ngay lập tức. Và mặc dù sau đấy con trai cô phải vào lồng ấp một thời gian, nhưng cô có thể ôm con khoảng 5 phút mà không bị việc kẹp dây rốn chen ngang.
Trong khi, tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến nghị nên chờ 1-3 phút sau sinh mới cắt giây rốn, tuy nhiên, cơ quan về thai sản đứng đầu ước Mỹ – trường Đại học Sản, Phụ khoa Hoa Kỳ lại không đồng ý với ý kiến đó. Họ đưa ra các lý do cho thấy việc trì hoãn cắt dây rốn còn nhiều bất cập vì nó sẽ yêu cầu thay đổi quy định phòng sinh, bên cạnh đó nó còn buộc các bác sĩ phải cân nhắc các nguy cơ có thể xảy ra với trẻ.
Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận các nghiên cứu chứng minh rằng việc cắt dây rốn muộn sẽ có lợi cho trẻ sinh non, do nó sẽ giúp gia tăng tế bào máu cần thiết và giảm nguy cơ xuất huyết cho trẻ sơ sinh.
Ở Vương quốc Anh, Amanda Burleigh, một nữ hộ sinh đã đấu tranh thành công để thay đổi những nguyên tắc trong quá trình kẹp dây rốn.
Cô nói trong một cuộc phỏng vấn: “Những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ việc cắt dây rốn muộn đã củng cố những gì mà tôi tin: rằng dây rốn sẽ đưa lượng máu vốn cần được vào cơ thể bé đến đích mà nó cần phải đến.”
Là một bà mẹ hiện đại, bạn có quyền chọn cho mình cách tốt nhất cho con.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của cô, Viện quốc gia về chất lượng chăm sóc và điều trị của Vương quốc Anh (NICE) đã chính thức thay đổi các nguyên tắc, cùng với Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Quốc tế về sản phụ khoa (FIGO) cho phép các bác sĩ có thể trì hoãn quá trình kẹp dây rốn nhiều nhất 5 phút sau sinh.
Cuối cùng, là một bà mẹ thời hiện đại, bạn hãy tham khảo các lời khuyên, ngay cả từ những chuyên gia y tế, để quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn và bé.
Nguồn: Babble