1. Khuyến khích bé ham học hỏi
Thông thường, buổi sáng, bố mẹ sẽ dạy cho bé một bài thơ hay một bài đồng dao nho nhỏ. Ví dụ: Bé sẽ được học bài “Con vỏi con voi”:
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước,
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt,
Tôi xin kể nốt câu chuyện con voi.
Đến chiều, mẹ và bé cùng đọc lại bài “Con vỏi con voi”. Nếu bé chưa thuộc, mẹ sẽ đọc nửa câu và gợi ý cho bé đọc nốt nửa câu sau và những câu còn lại. Sau khi đã học được mấy bài, mẹ sẽ bảo bé đọc cho mẹ nghe những bài học từ mấy hôm trước. Mẹ không quên khen ngợi bé hoặc kể với cả nhà rằng: “Bé giỏi lắm, bài đồng dao nào cũng thuộc làu làu” và khuyến khích bé đọc cho cả nhà nghe.
3. Khả năng bắt chước giỏi
4. Hướng dẫn bé khả năng phân biệt và so sánh tốt
Mẹ hãy phân biệt và so sánh các đồ vật, sự vật xung quanh bé. Những đồ vật, sự vật gần gũi bé, bé càng dễ nhớ. Ví dụ: Mẹ nói: “Đường và muối tinh đều có màu trắng con ạ. Nhưng đường có vị ngọt, muốn có vị mặn đấy. Con nếm thử thì sẽ biết ngay. Tuy có màu trắng, nhưng hạt đường và hạt muối lại có hình dạng khác nhau nhé. Hạt đường to hơn, hạt muối nhỏ hơn, tinh hơn. Lần sau, con không cần nếm thử, vẫn biết đâu là đường, đâu là muối đấy”.
5. Tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú
Trước một sự kiện, một hiện tượng, mẹ nên tập cho bé có trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ, mẹ cho bé ăn bỏng ngô. Bỏng ngô trắng, xòe cánh như bông hoa. Mẹ có thể tập cho bé: “Con xem, bỏng ngô này có giống bông tuyết trong chuyện cổ tích ở nước ngoài không? Người ta gọi là hoa tuyết ý, rồi có bà Chúa tuyết, nàng công chúa tuyết…”
6. Khơi gợi trí tò mò của bé