Nhi���u nghiên cứu khoa học chứng minh tác động tích cực của âm nhạc đối với não bộ con người và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Âm nhạc là yếu tố không thể thiếu giúp bé yêu có một trí tưởng tượn phong phú, thú vị và nhiều cảm hứng, kích thích tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện.
Vóc dáng cân đối
Một nghiên cứu của các nhà khoa học người Đức kết luận rằng, duy trì một vóc dáng cân đối sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp thu của trẻ. Một người thực hiện chế độ tập luyện thể dục thường xuyên trong vòng 3 tháng, kết quả là dung tích dây mao mạch ở vùng hồi hải mã (khu vực thuộc não trước, có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn) của họ sau 3 tháng tăng hơn 30% – một con số đáng kể.
Bố mẹ thường xuyên đọc sách CÙNG con chứ không phải CHO con
Một quan niệm phổ biến của các ông bố bà mẹ đó là đọc sách cho con. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ này thì trẻ gần như không nhận được gì từ việc tưởng chừng như khoa học này. Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ có thể đọc trước sau đó để con nhại lại theo, đọc nửa câu rồi bỏ lửng để trẻ điền vào chỗ trống hoặc đồng thời đọc to cùng trẻ. Điều này sẽ kích thích tư duy trẻ phát triển và giúp những em bé chưa đi học sớm biết đọc chữ.
Một đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng dễ trở thành người thông minh và thành đạt hơn trong cuộc sống sau này.
Ngủ đủ và chất lượng
Bỏ lỡ một giờ đi ngủ có thể biến một bộ não của trẻ lớp 6 thành bộ não của trẻ lớp 4. Nói cách khác, việc trẻ mất đi một giờ ngủ bằng với thời gian 2 năm phát triển của tư duy nhận thức – theo nghiên cứu trong cuốn Nurture Shock của tác giả Ashley Merryman. Vì thế, đảm bảo giấc ngủ ngon,sâu và đủ tiếng là điều cần thiết để nuôi dưỡng trí thông minh của bé.
Gia đình vui vẻ, hạnh phúc
Một đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng dễ trở thành người thông minh và thành đạt hơn trong cuộc sống sau này. Muốn vậy, trước hết cha mẹ phải là người hạnh phúc thì mới có thể lan tỏa môi trường hạnh phúc tới con mình. Do đó, để con là em bé thông minh thì bản thân bố mẹ cần phải biết yêu thương chính bản thân mình, có thái độ tự tin, lạc quan với cuộc sống.
Áp lực của bạn bè đồng trang lứa
Áp lực quá lớn từ việc bạn bè giỏi giang hơn mình có thể khiến trẻ cảm thấy nặng nề. Tuy nhiên, áp lực ở mức độ vừa phải là điều cần thiết để kích thích hiệu quả hoạt động não bộ của trẻ. Nguyên nhân là bởi trẻ có xu hướng luôn muốn cố gắng cho “bằng bạn bằng bè”. Đó là lí do vì sao mà nhiều bậc phụ huynh muốn cho con mình sống ở khu nhà văn minh, có những gia đình nề nếp, con ngoan trò giỏi hoặc học ở trường “điểm”, trường tốt để trẻ kết giao và học hỏi được nhiều từ những người bạn tốt.
(Theo Eva)