1. Bệnh răng miệng

Có đến 79,6% trẻ em thành thị ở độ tuổi từ 7 đến 9 tại Mỹ mắc các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chính là những trẻ em này thường xuyên ăn những thực phẩm giàu protein và chứa nhiều calo. Đây chính là điều kiện để các loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng như sâu răng, nha chu có cơ hội phát triển.

2. Bệnh béo phì, tim mạch

Trẻ bị ép ăn nhiều dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Thêm vào đó, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.

5-tac-hai-dang-so-cua-viec-ep-con-an-nhieu

 3. Dậy thì sớm

Bị ép ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Lý do là vì sự thừa dinh dưỡng làm tăng lượng hormone trong cơ thể khiến các trẻ em này bị dậy thì sớm. Thậm chí, điều này còn có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh con và làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ. Hơn nữa, do chưa trưởng thành về tâm lý, sự phát triển sớm của cơ thể sẽ khiến trẻ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về tình dục dẫn đến việc trẻ em không kiểm soát được hành động của bản thân.

 4. Ảnh hưởng tâm lý

Khi con còn nhỏ, ép con ăn nhiều khiến bé có tâm lý e ngại thức ăn, hoảng sợ khi đến giờ ăn và dẫn đến chứng biếng ăn.

5-tac-hai-dang-so-cua-viec-ep-con-an-nhieu

Lớn lên một chút, trẻ em ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao. Điều này làm các bé bị bạn bè chế giễu.Ngoài ra, việc dậy thì sớm dẫn đến việc nhiều bé gái đã hốt hoảng, sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, dẫn đến buồn rầu và bỏ học khi cơ thể có sự thay đổi. Một số trẻ bị rơi vào trầm cảm vì không biết chia sẻ cùng ai. Các bé trai có khuynh hướng hung hăng, dễ nổi cáu và hay gây gổ với những người xung quanh. Trẻ có thể bị mất ngủ, đứng ngồi không yên hoặc có những hành vi bất thường, nhiều trẻ còn bị rối loạn suy nghĩ và có cái nhìn lệch lạc về tình dục…

5. Khiến trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là từ chuyên nghành chỉ hiện tượng ruột non chui vào lòng ruột già. Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nhất là những bé bú mẹ và bụ bẫm thì thường có khả năng cao xảy ra lồng ruột. Dù có tới 90% trẻ bị lồng ruột không rõ nguyên nhân nhưng các chuyên gia cũng rút ra được kết luận rằng lồng ruột rất hay xảy ra ở trẻ bú mẹ, thường từ 4 – 9 tháng. Đặc biệt, càng những bé bụ bẫm, ham ăn, bị mẹ nhồi nhét ăn dẫn đến nhu động ruột phải hoạt động mạnh thì càng dễ bị lồng ruột.

Mời bạn xem thêm >>

Chăm chút bữa ăn cho trẻ mới ốm dậy

Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng

Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm