Trẻ nh�� thường bộc lộ cảm xúc bằng cách cười hoặc khóc khi được đáp ứng nhu cầu song các mẹ nên chú ý tới những thói quen thường ngày bởi nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chảy dãi nhiều hơn bình thường:

Ngứa, nhiễm trùng

Bé có thói quen khóc kèm theo chảy dãi khi không được mẹ đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra khi tuyến nước bọt của bé hoạt động nhiều sẽ nhiễm trùng trong miệng và tiết nước bọt ra nhiều hơn.

nguyen-nhan-tre-3-thang-tuoi-chay-nhieu-dai

Nếu bé chảy dãi mà không ho, sốt… thì mẹ không cần lo lắng. (Ảnh minh họa)

Mọc răng

Nguyên nhân phổ biết dẫn tới việc bé chảy dãi nhiều hơn là tới giai đoạn mọc răng. Bé có các biểu hiện như cắn hay mút tay thường xuyên khiến tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể massage nhẹ nhàng giúp bé thư giãn và thoải mái hơn tránh tình trạng chảy dãi.

Tiêu hóa

Việc chảy dãi thường xuyên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mà mang lại lợi ích hệ tiêu hóa của bé, giúp dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giảm chứng đầy bụng.

Tuy nhiên nếu bé chỉ phun nước bọt, không ho, không sốt, không khó chịu, khóc thì mẹ không cần lo lắng. Nếu bé có biểu hiện lạ, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra.

(Theo Khám Phá)