Do thực đơn không phù hợp với độ tuổi
Nhiều bà mẹ trẻ vì muốn con tăng cân nhanh nên ép con ăn quá nhiều. Ăn nhiều khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp hấp thu hết các dưỡng chất, dư thừa thứ ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tương nôn trớ. Bên cạnh, đó chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi cũng là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.
Trẻ bị dị ứng với thực phẩm
Một số thực phẩm như mật ong, sữa tươi, các loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua, sò… được khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì sẽ gây dị ứng. Khi trẻ bị dị ứng thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nôn trớ bất thường ở trẻ. Khi trẻ bị nôn trớ mẹ nên cho bé uống nhiều nước, cần thiết nên cho uống chất bù điện giải để chống mất nước.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn
Những thực phẩm có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa chất cao là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, sức đề kháng còn yếu nên khi ăn những thực phẩm này dễ gây nôn ói. Nếu tình trạng nặng nên đưa trẻ đi bệnh viện để các bác sĩ rửa ruột và chuyền nước để tránh nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày trẻ cũng xuất hiện triệu chứng bị nôn ói, nếu nhận thấy phân của trẻ màu nâu kèm máu đỏ tươi, kịp thời đưa con nhập viện để được điều trị sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Do áp lực hoặc căng thẳng
Thường xuyên chịu áp lực hoặc căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khi lo lắng, căng thẳng đường tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả, hệ miễn dịch bị suy giảm, dẫn đến khi ăn sẽ bị nôn. Để phòng tránh điều này, cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực cho con. Hãy chia sẻ mọi khó khăn với trẻ nếu trẻ cần sự giúp đỡ để trẻ luôn thoải mái và sống vui khỏe mỗi ngày.
Do nhiễm khuẩn ecoli
Khi ăn thức ăn không được chế biến kỹ càng hoặc thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại, được trồng trong môi trường bị ô nhiễm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn ecoli dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài phân sống và nôn ói.
Cũng có thể do trẻ bị chấn thương não
Trẻ em thường nô đùa, chạy nhảy nên khó tránh khỏi tai nạn, té ngã. Khi té ngã có thể bị chấn thương não, nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói bất thường sau khi bị té ngã mẹ nên đưa bé nhanh đến bệnh viện kẻo nguy hiểm cho con.
Do thực quản của trẻ sơ sinh quá ngắn
Trẻ sơ sinh thực quản thường ngắn hơn người lớn. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều, hoặc vô tình nuốt không khí bên ngoài vào bên trọng thực quản cũng dễ gây hiện tượng nôn trớ. Với trường hợp này mẹ bế bé thẳng người dựa vào mẹ, rồi vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi.
Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm trùng
Một số bé bị các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng máu, đường tiêu hóa, viêm rốn, nhiễm trùng da, hoặc viêm màng não cũng xuất hiện triệu chứng nôn ói.
Trẻ bị táo bón kéo dài
Một số trẻ bị táo bón kéo dài, nếu không điều trị sớm và điều trị dứt điểm dễ dẫn đến tình trạng phân bị ứ đọng, gây tắc ruột. Tắc ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Để điều trị táo bón cho trẻ mẹ nên cho bé uống nhiều nước, mát xa bụng, cho trẻ ăn nhiều chất xơ, sữa chua, uống men tiêu hóa và nên cho trẻ thường xuyên vân động để giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nôn ói ở bé mới sinh có thể là do nuốt nước ối
Hiện tượng trẻ mới sinh nôn ra chất nhầy có bọt khá phổ biến. Nguyên nhân là khi còn ở trong bào thai, các bé vô tình nuốt phải nước ối nên sau khi sinh sẽ nôn ói chất này ra ngoài.
Trẻ bị phản ứng với thuốc chữa bệnh
Một số bé đang uống thuốc chữa bệnh cũng dễ bị nôn. Nguyên nhân là do thuốc quá đắng hoặc có ngọt lợ khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt dẫn đến hiện tượng nôn sau khi uống thuốc.
Do mẹ ép ăn
Tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn. Đa phần các mẹ trẻ bây giờ đều có xu hướng ép con ăn quá nhiều, nên với tre mỗi bữa ăn là một cực hình. Khi tâm lý không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi bị ép ăn trẻ có xu hướng ăn nhanh, nuốt lẹ không kịp nhai kỹ dẫn đến dễ bị nôn ói.
Theo: mevacon.com.vn