1. Khi nhận ra mình đang hát đi hát lại một bài hát thiếu nhi
Không chỉ một lần mà là hát đi rồi hát lại, hát hoài, hát hoài… Con bạn có thể thích giai điệu này nhưng bạn thì chán gần phát ốm lên rồi. Bạn cứ lẩm nhẩm theo khi đi tắm, khi làm việc nhà, thậm chí nó ám ảnh bạn cả khi đi ngủ. Bạn nghĩ nếu mà phải nghe thêm một lần nữa thì chắc điên mất, nhưng cũng có thể bạn sẽ không kiềm chế được phản xạ nghiến răng và hát theo…
2. Khi giờ ngủ trưa diễn ra không như mong đợi
Bạn có biết bao nhiêu việc cần làm, phải làm, muốn làm… chẳng hạn như là giặt giũ này, lau nhà, xem phim, lướt facebook… và bạn định tranh thủ làm hết khi con ngủ. Nhưng thay vì ngoan ngoãn ngủ một mạch 2 tiếng cho bạn nhờ, con bạn thức dậy liền sau 20 phút, hầu như toàn bộ những việc bạn cần làm, phải làm, muốn làm… lại bị hoãn lại – đến giấc ngủ sau của con?
3. Khi bạn bắt gặp ánh mắt người ngoài
Là ánh mắt sau khi nghe bạn trả lời câu hỏi “Chị làm nghề gì?” Tất nhiên, ở nhà nuôi con là một việc rất thú vị, thần kỳ và quan trọng nhưng một số người lại không hiểu – hoặc kể cả khi hiểu, điều đó cũng xa lạ với họ khiến chẳng biết phải nói gì, rốt cuộc họ lảng bạn ra cho dễ chịu. Điều này thật sự động chạm đến sự tự tôn của bạn.
4. Khi phải trả lời câu hỏi “Cả ngày hôm nay em làm gì vậy?”
Đây không phải là câu hỏi, mà là một lời buộc tội. Và bất kể bạn có trả lời thế nào (“em chơi với con,” “hai mẹ con đi công viên,” “em đi tìm trường cho con…”) thì nghe đều như là một lời biện minh không thỏa đáng – với những người chưa từng phải làm những việc này ngày này qua ngày khác để biết đó là việc vất vả như thế nào.
5. Khi nhận ra mình mờ tịt về tình hình hiện tại
Với lũ trẻ bu xung quanh và luôn có những yêu cầu cần được đáp ứng, thật khó để bạn có thời gian đọc báo hàng ngày hay cập nhật tin tức sự kiện. Kết quả là khi bạn có thể thu xếp đi gặp mặt hay nói chuyện với ai đó, sẽ có những chuyện mà bạn chẳng biết phải tham gia bằng cách nào. Bạn trở nên nhút nhát và kém tự tin.
6. Khi suốt ngày xem hoạt hình
Dù có thể không được cập nhật tình hình thế giới nhưng lại bạn biết tuốt về bộ phim hoạt hình yêu thích của con – Pororo chẳng hạn – tính tình mỗi nhân vật thế nào, có thói quen gì… Và bỗng một lúc bạn giật mình nhận ra mình đang say sưa muốn biết diễn biến tiếp theo của bộ phim, bạn cảm thấy kỳ lạ, tự hỏi có phải tấm bằng đại học bạn dành 4 năm để nhận được là để phục vụ mục đích này?
7. Khi trông thấy bộ đồ khiến bạn mê mẩn trong cửa hàng…
Nhưng bạn dằn lại không mua, vì tình hình tài chính gia đình lúc này không được xông xênh như lúc bạn còn đi làm. Thêm nữa, mua rồi bạn cũng có dịp nào để mặc, trong tuần bạn không đi làm, cuối tuần thì không đi tiệc tùng nữa rồi. Đó là chưa kể đồ nào đi nữa rồi thì chẳng mấy chốc cũng bị dính bẩn do con gây ra… Tốt nhất cứ mặc bình thường đơn giản thôi.
8. Khi thấy con mừng rỡ đón bố đi làm về
Xem kìa, xem kìa, xem con bạn lao ra khi nghe tiếng bố ngoài cửa và đối xử với “hắn” như siêu sao kìa. Bởi vì chúng ít gặp “hắn”. Còn bạn thì lúc nào cũng ở cạnh con, nên con đối xử với bạn chẳng là gì, trừ khi chúng đói, khi đó chúng coi bạn như đầu bếp.
9. Khi chồng đi làm về
Sau 10 tiếng đồng hồ quanh quẩn với vô số việc không tên con nít con nôi, bạn thèm muốn chết việc được nói chuyện với người lớn; nhưng chồng bạn sau khi về nhà thì đã chán ngấy việc nói chuyện với người khác và chỉ muốn nằm kềnh ra xem TV. Hai bạn ở bên cạnh nhau nhưng bạn cảm thấy thật cô đơn. Với sự tự tôn đang bị thách thức, bạn không thể không tâm tư rằng đến cái chương trình TV chiếu đi chiếu lại kia cũng còn hấp dẫn, thú vị hơn mình.
10. Khi phải thức giấc lúc nửa đêm, mờ sáng
Dù con thức giấc vì lý do gì thì người phải mò dậy luôn là bạn, vì chồng nói là anh ấy “cần ngủ”. Còn bạn thì không? Rồi khi con ngủ lại trên tay bạn thì bạn đã tỉnh như sáo sậu, tự hỏi, “Đời mình đang kiểu gì thế này?” Rồi khi rốt cuộc bạn cũng thiu thiu ngủ lại được thì con lại dậy, và bạn lại mò dậy ru hời…