1. Không cho trẻ dùng mật ong
Mật ong (hoặc chế phẩm làm từ mật ong) là thực phẩm mà các bà mẹ cần tránh cho con trong năm đầu vì nó có chứa các bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum.
Mặc dù không gây hại cho người lớn nhưng những bào tử này có thể gây ngộ độc ở trẻ dưới 1 tuổi. Nó có thể gây táo bón, mệt mỏi, biếng ăn, suy nhược và thậm chí là viêm phổi và mất nước.
Vì vậy, mật ong chỉ thích hợp dùng khi bé đã hơn 1 năm tuổi mà thôi.
2. Nên cho con ăn ngũ cốc đã tinh chế
Tất cả carbohydrate, còn gọi là đường đơn (viết tắt là carbs) không phải đều giống nhau. Carbs phức hợp cung cấp các chất dinh dưỡng có trong tự nhiên đã được tinh chế.
Các loại ngũ cốc nguyên chất rất giàu chất xơ, giúp lượng đường trong máu ổn định. Vì vậy, các bà mẹ hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên chất 100% tại siêu thị.
3. Không cho trẻ dùng sữa bò
Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò vì nó không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, trong sữa bò không có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên (như sắt, vitamin E). Đó là lí do tại sao sữa mẹ và sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Khi hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp hơn (hơn 1 năm tuổi) thì sữa bò lại trở thành một thành phần quan trọng trong chế độ ăn và hoàn toàn có thể thích ứng được với cơ thể của bé.
Nhưng các mẹ nên theo dõi khả năng thích ứng và dị ứng sữa của con để kịp thời can thiệp.
4. Cẩn trọng với các loại thực phẩm dễ gây nghẹt thở
Không cho trẻ ăn các loại thức ăn không hòa tan trong miệng, không thể nghiền nở hoặc có thể dễ dàng hút vào khí quản để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹt thở. Các loại thực phẩm nguy hiểm này bao gồm nho khô, đậu hà lan, các loại quả cứng hoặc có hạt, thịt gia cầm…
Khi trẻ 12 tháng tuổi và đã bắt đầu mọc răng, mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm cần nhai như rau hoặc trái cây (nghiền thô hoặc cắt thành từng miếng nhỏ), thịt thái lát hoặc nho không hạt.
5. Không cho trẻ dùng nước trái cây
Lượng đường trong nước trái cây không nhiều như trong nước đường. Nước trái cây có chứa calo nhưng không có chất béo, protein, canxi, kẽm, vitamin D hoặc chất xơ mà trẻ cần. Nó có thể làm giảm nhu cầu ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức của trẻ trong năm đầu tiên.
Uống quá nhiều nước trái cây cũng có thể gây sâu răng, tiêu chảy và các vấn đề mãn tính khác.
Theo khuyến cáo mới nhất từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng nước ép hoa quả.
6. Không cho trẻ ăn thực phẩm chưa được tiệt trùng
Cũng giống như các thực phẩm kể trên, các mẹ không bao giờ được cho trẻ ăn sữa non hoặc rượu táo chưa được tiệt trùng. Bởi vì những thực phẩm này có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh, đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
7. Trẻ dưới 1 tuổi nên hạn chế ăn đường
Như một phản xạ tự nhiên, trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi vị ngọt. Nhưng ở tuổi này (1 năm tuổi) các bé cũng có thể nếm những vị khác như cay, thơm, chua và thậm chí là đắng nếu như được mẹ cho thử.
Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn của trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên giảm lượng đường ít nhất có thể cho đến khi trẻ hơn 1 năm tuổi. Đặc biệt không cho trẻ sơ sinh ăn socola hoặc kẹo cứng vì nó có thể làm trẻ bị nghẹt thở.
8. Không ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao
Nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn cá thường xuyên có thể làm tăng chỉ số IQ. Các bà mẹ chỉ cần tránh những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngừ.
Ngoài ra cũng nên tránh xa các loại cá từ các vùng nước bị ô nhiễm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thay vào đó, mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bé các loại thực phẩm tươi, an toàn như cá hồng, cá trắng, cá hồi, cá bơn, tôm sú và sò điệp.
9. Không ăn thịt xông khói (hun khói)
Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt hun khói và xông khói. Vì chúng đều chứa nitrat, các hóa chất khác có hàm lượng natri và mỡ động vật cao gây hại cho trẻ sơ sinh.
10. Cẩn trọng với thực phẩm gây dị ứng
Các bà mẹ nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm gây dị ứng bao gồm: đậu phộng, trứng, lúa mì, các loại trái cây như cam, quýt, cà chua và dâu tây trong năm đầu tiên.
(Theo eva.vn)