Mới đây, cộng đồng mạng truyền tay nhau đoạn clip bé sơ sinh 1 tháng tuổi ở Hà Nội đi học bơi. Đoạn clip đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều.

Trong đoạn clip, mặc dù được học bơi dưới sự hỗ trợ của mẹ cùng hướng dẫn của giáo viên dạy bơi theo hình thức 1 kèm 1, nhưng em bé sơ sinh vẫn có biểu hiện giật thót mình, hoảng sợ rồi khóc thét lên khi học bơi.

Từ vụ em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội giật thót mình, gào khóc khi đi học bơi, bác sĩ Nhi lên tiếng: “Tôi không đồng tình!” - Ảnh 1.

Hình ảnh em bé sơ sinh 1 tháng tuổi học bơi.

Hiện nay, ở Việt Nam, bơi lội là một hình thức được các mẹ ưa chuộng nhằm phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Đáp ứng nhu cầu đó đã có rất nhiều trung tâm dạy bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với lời quảng cáo “học bơi sinh tồn” ra đời.

Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) và Huấn luyện viên dạy bơi và an toàn dưới nước do AUSTSWIM (Hiệp hội bơi lội Úc) – chị Lê Thị Mai Khuyên.

Bác sĩ Nhi khoa nói gì về việc cho bé sơ sinh học bơi?

Từ vụ em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội giật thót mình, gào khóc khi đi học bơi, bác sĩ Nhi lên tiếng: “Tôi không đồng tình!” - Ảnh 2.

Bày tỏ quan điểm về dạy bơi cho trẻ sơ sinh, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn  mạnh: “Tôi không đồng tình!”.

Nói rõ hơn, bác sĩ cho rằng, trẻ sơ sinh thì không cần học bơi. Cũng theo vị bác sĩ này, định nghĩa học bơi phải từ 4 tuổi trở lên còn nếu cho trẻ đi học bơi quá sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ:

“Trẻ có thể bị cảm, bị sặc nước và hoảng loạn tinh thần. Tôi hoàn toàn không đồng ý với điều này.

Và theo tôi, với các trẻ từ 4 – 6 tháng thì đó không phải là học bơi, chúng chỉ đang nghịch nước! Còn từ 4 tuổi mới là tập bơi.”

Huấn luyện viên bơi quốc tế nói gì về việc cho bé sơ sinh học bơi?

Nói về clip trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi học bơi, chị Lê Thị Mai Khuyên – huấn luyện viên dạy bơi và an toàn dưới nước do AUSTSWIM (Hiệp hội bơi lội Úc) cấp chứng chỉ, hiện đang dạy bơi tại Trung tâm Starfish, nhận xét: “Tôi từng xem 1 clip trước đây của giáo viên Trương Thanh Tùng, chính clip này cũng đã từng gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng.

Chương trình mà giáo viên này dạy sẽ gần giống với chương trình “Swim Float Swim”. Bản thân chương trình này ở trong cộng đồng chuyên môn trên thế giới cũng có rất nhiều những tranh cãi trái chiều.

Còn về clip thì tại sao bạn ấy dạy bơi mà có nhiều tranh cãi trái chiều như thế thì bản thân chương trình dạy bơi ấy đã khá là áp lực, thậm chí là có phần khắc nghiệt đối với các bạn bé bởi vì thực sự trẻ con chưa có cách để bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình cũng như cảm xúc của mình mà các bạn ấy chỉ hay thể hiện bằng tiếng khóc. Và việc các bạn ấy được tập 1 cách thụ động như thế khi mà bạn ấy chưa sẵn sàng sẽ gây ra sự căng thẳng về mặt tinh thần. Đã có rất nhiều clip mà các bé được học theo cách này bị hoảng loạn.

Khi trẻ chưa sẵn sàng và hoảng sợ thì khi luyện tập các bài tập ngụp lặn trẻ sẽ dễ bị rủi ro sặc nước.”

Từ vụ em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội giật thót mình, gào khóc khi đi học bơi, bác sĩ Nhi lên tiếng: “Trẻ sơ sinh không cần học bơi!” - Ảnh 3.

Là một người dạy bơi, được học và đào tạo bài bản theo chương trình của Úc, sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thêm, chị Mai Khuyên cho biết: “Theo các chương trình của Úc thì trẻ có thể tham gia lớp học bơi từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên được bố mẹ cho làm quen với các bài tập khám phá giác quan (sensory exploration) ở nhà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít có rủi ro về đuối nước do trẻ được giám sát hoàn toàn bởi người lớn và mới chỉ có thể ngồi vững đối với các bé cứng cáp. Các kĩ năng có thể luyện tập cho bé ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi thường là: kiểm soát hơi thở, nổi ngửa. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không để bé lại một mình trong chậu tắm (kể cả có chuông cửa hay chuông điện thoại)”.

“Điều quan trọng khi học bơi là trẻ được tôn trọng và được học với tốc độ riêng của mình”

Không chỉ vậy, chị Khuyên cũng chia sẻ thêm, thông thường, bố mẹ rất mong những điều tốt nhất cho các con nên có những bố mẹ bị kì vọng quá nhiều về kết quả đầu ra, do vậy quá trình học bơi của trẻ sẽ trở nên áp lực nhiều hơn đối với các bạn. Mục tiêu của bố mẹ đặt ra như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những gì trẻ phải đối mặt khi đi học bơi.

Từ vụ em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội giật thót mình, gào khóc khi đi học bơi, bác sĩ Nhi lên tiếng: “Trẻ sơ sinh không cần học bơi!” - Ảnh 4.

Điều quan trọng là trẻ được tôn trọng và được học với tốc độ riêng của mình. Việc phát triển các kĩ năng sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của trẻ. Ngoài các kĩ năng bơi lội, trẻ còn được trang bị kiến thức an toàn nước và kĩ năng sinh tồn trong môi trường nước.

Còn việc học để rèn luyện thể chất sớm thì có rất nhiều lợi ích, ví dụ như phát triển giác quan, não bộ, tăng cường sức khỏe. Song, với các bé sơ sinh thì cần quy định về nhiệt độ, chất lượng nước, thời gian ngâm mình trong nước, điều kiện trước và sau khi bơi và cách tiếp cận của giáo viên cùng với phương pháp dạy của giáo viên là gì.

Bên cạnh đó, bố mẹ và giáo viên lựa chọn phương pháp nào thì con sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác nhau khi học bơi.

Theo đó, đứng trên góc độ là một người đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, huấn luyện viên bơi Mai Khuyên cho biết đã lựa chọn phương pháp dạy bơi mà ở đó trẻ được học bơi một cách vui vẻ, hứng thú và an toàn.


  • Clip em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội gào khóc khi đi học bơi gây xôn xao cư dân mạng, bất ngờ nhất là nghe người dạy lên tiếng

Khi cho trẻ đi học bơi cần lưu ý những điều gì?

Theo quan điểm từ phía bác sĩ Trương Hữu Khanh về việc cho trẻ học bơi, bên cạnh yếu tố độ tuổi thì cần lưu ý những điều sau:

– Thứ nhất, cần phải bảo đảm đủ ấm cho trẻ: nhiệt độ nước (nước ấm theo mùa, không quá lạnh), bộ đồ bơi mà trẻ mặc (phải là bộ dài tay, khuyến khích nên lựa chọn các bộ liền).

Vào mùa hè, nên chọn các bể bơi có mái che, hoặc đợi khi trời mát mới nên cho trẻ học bơi tránh cảm, say nắng… 

Từ vụ em bé 1 tháng tuổi ở Hà Nội giật thót mình, gào khóc khi đi học bơi, bác sĩ Nhi lên tiếng: “Trẻ sơ sinh không cần học bơi!” - Ảnh 4.

– Thứ hai là thời gian, không ngâm nước lâu quá.

Trong đó, mực nước phải tối thiểu lên đến vai trẻ, để giữ trẻ ấm và di chuyển được trong nước. Nếu trẻ có biểu hiện run, thì đưa trẻ ra khỏi nước ngay và ủ ấm. Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì giới hạn thời gian trong nước của trẻ tối đa là 30 phút. Không đưa trẻ đi bơi khi trẻ “không khỏe”. 

– Thứ ba là chất lượng nước.

Nếu trẻ có vấn đề về da thì phải đảm bảo rằng chlorine không gây kích ứng da trẻ. Luôn rửa sạch nước chlorine hóa khỏi da trẻ sau khi bơi và bôi dưỡng ẩm, đặc biệt khi trẻ bị da khô hay chà. 

Ngoài ra cần lưu ý thêm, khi bắt đầu các bài học từ 10 phút và tăng dần đến 20 phút. Không nên cho con ăn no, hay để con đói trước khi xuống nước học bơi. 

Đồng thời cần sử dụng nút bịt tai dành cho người đi bơi (các tiệm bán đồ thể thao có bán). Lau khô vành tai bằng khăn bông khô sạch sau khi bơi. Nếu bé có cảm giác có nước trong tai, bạn có thể dùng bông gòn làm bấc sâu kèn để lấy nước ra khỏi tai. Giữ cho tai khô và sạch sẽ hạn chế viêm tai khi đi bơi.