1. Mẹ cho con đi ngủ quá muôn.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn muốn được chơi cùng con nhiều hơn và nhiều mẹ cũng nghĩ rằng bé sẽ chơi tới lúc mệt nhoài và tự lăn ra ngủ mà chẳng phải tốn công dỗ dành bé nữa. Đó không phải là một ý tưởng hay vì khi mỏi mệt trẻ sẽ không có một giấc ngủ ngon và sâu. Chúng có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và quấy khóc.
Tốt hơn hết là cha mẹ nên có một khung giờ lên giường đi ngủ cố định cho các con. Đừng đợi tới khi mắt bé ngáp ngủ và dụi mắt mới cho bé đi ngủ. Dù chỉ được ngủ thêm 15 tới 20 phút nhưng sức khỏe cũng như tinh thần của bé cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.
2. Mẹ đung đưa cho con ngủ.
Sử dụng phương pháp này quá thường xuyên dễ tạo ra một thói quen xấu cho trẻ. Bé sẽ không ngủ được hoặc không có được giấc ngủ “dài hơi” đúng nghĩa nếu thiếu những chuyển động nhẹ nhàng kia.
3. Kích thích bé bằng quá nhiều thứ.
Hình ảnh minh họa: Cho bé chơi đồ chơi trước khi đi ngủ không tốt.
Các mẹ thường đặt quá nhiều đồ chơi có âm thanh, ánh sáng thu hút hay cả chiếc điện thoại di động của mẹ trên giường bé để bé thấy thoải mái và yên tâm. Nhưng những món đồ chơi này sẽ khiến con bạn hoàn toàn quên đi giấc ngủ và chỉ chăm chú vào những thứ vô cùng kích thích kia.
Tốt nhất là bạn nên hạn chế các đồ chơi phát sáng hay ánh đèn trong phòng con. Đừng lo ngại về việc chúng sẽ lo lắng hay sợ hãi. Bé vẫn còn quá bé để có nỗi sợ với ban đêm. Để bé ngủ xa với khu vực của các anh chị lớn hơn cũng như các khu vực ồn ào trong nhà nơi phát ra đủ loại âm thanh như tiếng TV, tiếng trò chuyện…
Nếu con bạn lớn thêm một chút, hãy để ánh sáng trong phòng dìu dịu để xóa tan sự sợ hãi của bé. Đặc biệt, không nên cho bé xem TV trước khi đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến tâm trí và tinh thần bé sáng ngày hôm sau.
4. Quên tạo những thói quen tốt trước khi đi ngủ cho bé.
Khi bé lớn hơn một chút bạn cảm thấy đọc truyện và hát ru cho bé ngủ trở nên không còn cần thiết nữa hoặc bạn cũng cảm thấy mệt mỏi vì làm mãi chuyện đó hằng ngày. Tuy nhiên những bước đó rất cẩn để bé cảm thấy thư giãn và thoải mái để bước vào một giấc ngủ dài. Hãy tiếp tục các thói quen đó của trẻ cho tới khi chúng tự tìm ra cách tự ngủ khác cho riêng mình.
5. Không thống nhất trong cách cho trẻ ngủ
Một vài lần bạn ôm bé vào lòng và để yên cho bé ngủ thiếp đi trong lòng bạn khi thì để bé chơi và ngủ luôn với bố mẹ. Bé sẽ lấn tới trong các lần sau và đòi ngủ với bố mẹ, điều đó sẽ làm bạn khiến bạn khó chịu. Hãy tránh tình trạng này, nếu đã để bé ngủ riêng thì nên duy trì thói quen đó, nếu lo lắng cho bé, bạn có thể ngồi cạnh bé một lúc trước khi con chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng nhớ cũng chỉ nên làm việc này một vài ngày, nếu kéo dài trẻ sẽ ỷ lại chờ có bạn ngồi cạnh thì mới ngủ.
6. Để bé ngủ trên một chiếc giường to quá sớm
Trước 3 tuổi, bé chưa đủ hiểu biết và nhận thức để kiểm soát bản thân mình trên một chiếc giường quá rộng. Hãy chuyển bé sang những chiếc giường lớn hơn cũi một chút để bé được làm quen. Bạn cũng có thể để bé ngủ giường lớn trong khoảng một tuần, nếu như mọi việc không diễn ra xuôn sẻ thì hãy đưa bé trở lại giường mình và cố gắng cho bé ra ngủ riêng vào một lần khác.