Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ

On In Nuôi dạy con

Trong giai đoạn mang thai, sữa mẹ dần hình thành ở cơ thể người mẹ, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé sau khi ra đời. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ cũng phải có những lưu ý mẹ nhé, nếu không biết cách, mẹ sẽ lãng phí nguồn sữa trong khi bé không được bổ sung dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ. Bài viết này chia sẻ những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hữu ích, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

1.Luôn đặt con bên cạnh hoặc trên ngực:

Mục đích của hành động này chính là để con có phản xạ tự động tìm ti mẹ để bú. Nếu để lâu, phản xạ này sẽ mất dần. Nhiều bà mẹ đẻ mổ cho rằng sau khi sinh chưa có nhiều sữa nên cho con bú sữa bột. Điều này sẽ hình thành thói quen bú sữa bột ở bé còn sữa mẹ thì lơ là. Một cách để khắc phục là khi bà mẹ đẻ mổ chưa tỉnh, bố sẽ là người đặt con lên ngực mình để hình thành phản xạ này ở bé.

2.Cho con bú ngay sau sinh:

Mới sinh chưa có sữa là quan niệm sai lầm mà mẹ nào cũng gặp phải. Thực chất bà mẹ nào cũng có sữa non màu vàng và khá đặc, có chất đề kháng cao cực kì tốt cho bé. Bé mới sinh dạ dày nhỏ nên chỉ cần vài giọt sữa non là có thể no và ngủ ngon. Đừng cố vắt vì sữa non đặc rất kho chảy ra nhưng khi bé bú thì sẽ chảy. Cho con bú sau khi sinh không chỉ giúp sữa nhanh chảy ra mà còn giúp bé làm quen với ti mẹ.

học kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ trong 6 tháng đầu

3.Thời gian cho con bú ít nhất 20 phút:

20 phút là thời gian với mỗi bên ngực mẹ nhé! Lí do nên cho bé bú trong 20 phút là vì khi bé bú sữa chảy ra ban đầu thường loãng và nhạt, còn sữa đặc thì đến lúc cuối mới ra. Sữa đặc là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất với bé nên vì bé mẹ hãy kiên trì nhé.

4.Cho con bú cạn sữa:

Nếu bạn để con bú hết sạch một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia thì những lần sau, sữa sẽ sản xuất nhiều hơn. Nhưng nếu chỉ cho con bú một nửa rồi chuyển sang ngực kia cho cân bằng, những lần sau cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra lượng sữa theo nhu cầu ấy, khiến sữa không về nhiều.

Nếu bé ăn không hết, bạn có thể vắt nốt sữa và để dành trong tủ lạnh nhằm tận dụng những dòng sữa béo nhiều dưỡng chất, đồng thời duy trì sữa nhiều và đều cho cơ thể. Khi bé bú cạn cả hai bầu ngực, nguồn sữa mẹ sẽ nhanh chóng được “tái sản xuất” và về nhiều hơn.

Một cách khác để bạn áp dụng là nếu con không thể bú hết cả hai bầu ngực, hãy cho bé bú ngực trái trước, cạn hoàn toàn. Đến cữ bú sau, chuyển cho con sang bú ngực phải trước.

Trả lời
Menu
Categories