– Chọn dụng cụ cho bú có nguồn gốc rõ ràng: Hãy lựa chọn các loại bình sữa , núm vú và dụng cụ cho bú có nguồn gốc xuất xứ minh bạch và được chứng minh về độ an toàn của chất liệu sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất và tạp chất cho bé.

– Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng và vệ sinh bình: Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú. Tuân thủ các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng khi pha sữa, nhiệt độ tiệt trùng, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình.

– Chọn loại bình không in nhiều họa tiết vì hóa chất trong màu in có thể chứa độc tố. Bạn cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú nhiều lần.

 

 

– Tránh thao tác sục khi rửa và khử trùng bình vì bọt khí sục có thể mang đầy vi khuẩn và khiến việc khử trùng của bạn trở thành “công cốc”. Bạn nên tiệt trùng bằng các luộc bình hoặc sử dụng máy tiệt trùng bình sữa sẽ tốt hơn.

– Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là “nhà” của vi khuẩn và việc vệ sinh cũng rất khó khăn.

– Dùng cùng lúc nhiều bộ bình sữa để bạn chỉ phải vệ sinh và khử tất cả số bình này 1 lần trong ngày và có thể dùng thay phiên bình sạch trong cả ngày. Cách này nghe có vẻ tốn kém nhưng thực chất lại tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.

– Cách cắt núm vú: Thay vì đục các lỗ nhỏ trên núm vú để thoát sữa, hãy dùng mũi kéo bấm thành hình chữ thập nhỏ trên đầm núm. Nhát cắt chữ thập sẽ giúp bé mút được nhiều sữa hơn do áp lực hút vào; khi bé nghỉ bú, núm vú sẽ đóng chặt ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bình