Một mẹ chia sẻ: khi mang bầu được 8 tuần, do không biết mình mang thai nên cứ chạy loăng quăng lo công việc bán hàng. Kết quả là bị động thai và chảy máu. Vì lúc ấy em mang bầu con trai đầu, lại là cháu đích tôn của cả nhà nên chồng em phải rước mẹ chồng từ quê lên chăm. Khi lên, bà mang theo rất nhiều món cây nhà, lá vườn. Trong đó, có cả một bịch cỏ.

Nhìn ra mới thấy, loại cỏ này ngày trước em và lũ bạn vẫn thường nghịch nhiều trò, có trò chơi chọi gà ai cũng biết. Nghe mẹ nói lấy cỏ này sắc nước uống, đây là cỏ mần trầu, an thai rất tốt, chỉ cần em chăm chỉ uống ngày 2 lần, sáng và tối thì ít hôm sau nữa là hết động thai, khỏi cả ốm nghén.

Ban đầu cũng hơi ngại uống vì từ trước giờ chỉ nghĩ cỏ này để chơi thôi. Nhưng vì mẹ chồng đứng kè kè bên cạnh nên không dám bỏ. Cũng may, vị của nó ngọt ngọt, đắng đắng dễ uống.

Sau 5 ngày uống liên tục, chồng đưa em khi tái khám, đến bác sĩ cũng phải ngạc nhiên.

Sau lần ấy, em bắt đầu có thiện cảm hơn với loại cỏ này nhưng cũng không nghĩ nó lại có nhiều lợi ích hơn thế.

Lúc em sắp sinh, má chồng lên thăm lại đùm cho em một bịch cỏ mần trầu, dặn dò:

– Con đẻ xong, nấu nước này thì sản dịch sẽ mau hết. Nếu em bé bị vàng da thì vào ngày trời không có nắng, lấy cỏ này tắm cho con thường xuyên sẽ nhanh khỏi. Nghe lời mẹ dặn, sau sinh em cũng nhờ mẹ đẻ sắc thử cho uống xem sao. Thấy em chỉ mới 2 tuần đã sạch hết sản dịch, đến mẹ ruột em cũng phải ngạc nhiên.

Về phần con em, tuy thằng bé không bị vàng da nhưng em cũng đun nước cỏ tắm cho con thường xuyên. Thật kỳ diệu. thằng bé không hề bị rôm xảy hay mụn nhọt, da rất mát và mịn.

Nhận diện cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu (một số nơi còn gọi là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng…). Loại cỏ này mọc nhiều ở ven đường, bờ ruộng hay bãi đất hoang. Rễ của cỏ bám rất chắc, khỏe và tới đầu gối. Mỗi cây cỏ đều có bông, tẻ ra 5-7 nhánh, tủa vòng tròn. Tất cả bộ phận của cỏ từ rễ cây đến thân, hoa, quả đều có tác dụng riêng.

Dưới đây là một số bài thuốc dành cho bà bầu và trẻ em được trích từ các cuốn tài liệu y học:

Dành cho bà bầu

Trị cao huyết áp thai kỳ: Lấy cả cây đem rửa sạch, thái nhỏ và cân đủ 50g rồi đem giã nát và hòa với một bát nước sôi nguội. Cuối cùng, vắt lấy nước trong để uống trong 2 ngày. Vì cỏ đã có vị ngọt tự nhiên nên không cần cho thêm đường.

Trị động thai, táo bón, nôn nghén, lo âu, đau đầu, tức ngực: Phơi cỏ mần trầu cho khô, ngày lấy từ 12- 16g nấu với 500ml nước, đun đến khi còn lại 300ml và uống 2-3 lần/ngày.

An thai: cỏ mần trầu, cỏ tranh (khoảng 8g), vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Để sản dịch mau hết: Mỗi ngày sắc 50g cỏ mần trầu, lấy nước uống từ 2-3 lần để sản dịch mau hết và sạch cơ thể từ bên trong.

Ngoài ra, để chống rụng tóc sau sinh và chữa bệnh sa tử cung, người ta cũng sử dụng cỏ mần trầu.

Dành cho bé

Trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, tưa lưỡi: Lấy 120g cỏ mần trầu tươi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cho trẻ uống.

Trị trẻ bị viêm da, vàng da: Lấy 60g cỏ sắc lấy nước cho bé uống hoặc tắm. Để tăng công hiệu, có thể tìm cây tổ kén đực để sắc cùng.

Trị trẻ bị sốt cao, co giật: Lấy 120g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước, đến khi còn lại 300ml thì thêm ít muối và cho bé uống liên tục trong12 tiếng đầu.

Trị bé bị cảm, sốt: Lấy 16g mần trầu và cỏ tranh để sắc lấy nước cho bé uống.

Phòng ngừa viêm màng não: Mỗi ngày sắc khoảng 30g cỏ mần trầu và cho bé uống liên tiếp trong 3 ngày khi có dịch viêm màng não xuất hiện. Tạm dừng, cách 10 ngày lại cho bé uống với liều tương tự.

Trị đái dầm: Lấy cỏ mần trầu, mùi tàu, rau ngổ, cỏ sữa lá nhỏ (mỗi loại 20g) đem rửa sạch và sắc cho bé uống sau bữa ăn chiều.

Ghẻ lở, mẩn ngứa, độc trong người: Lấy 50g mần trầu tươi đem giã rồi lọc nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần.

Trị bong gân: Bé bị bong gân, lấy cỏ mần trầu giã nhỏ và đắp trực tiếp lên chỗ bị thương. Sau đó dùng vải sạch quấn chặt vừ. Sau khoảng 3 ngày, trẻ sẽ khỏi.

Cách chữa trị dân gian này vừa tiết kiệm vừa công công hiệu mà không để lại tác dụng phụ. Các mẹ có thể áp dụng để mẹ và bé cũng khỏe mạnh nhé!